Đó là ý kiến của ông Nguyễn Trung Thu, phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An tại Hội thảo khu vực phía Nam “Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Bộ luật Tố tụng Dân sự (sửa đổi) do Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức ngày 20-8.
Ông Thu nói: “Dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự 2005) đã có điều chỉnh, theo đó Khoản 2, Điều 36 dự thảo Bộ luật Dân sự quy định: Cá nhân có quyền chuyển đổi giới tính. Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Như vậy, phải chăng chúng ta công nhận quyền chuyển đổi giới tính, nhưng lại giới hạn, hay đánh đố người dân?”. Vì sao ban soạn thảo không bỏ hẳn quy định này, để cá nhân được quyền chuyển đổi giới tính hoặc để pháp luật quy định, để Chính phủ và các bộ ra văn bản dưới luật hướng dẫn?
Theo ông Thu, việc xác định giới tính cũng cần nói rõ quyền của trẻ em, các em được quyền lựa chọn giới tính của mình chứ không thể bị áp đặt theo ý muốn của cha mẹ, khiến lớn lên các em lại một lần nữa phải xác định lại giới tính.
Trả lời những thắc mắc trên, ông Nguyễn Hồng Hải, phó vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - Kinh tế, Bộ Tư Pháp, thành viên ban soạn thảo cho biết: Theo quy định thì chỉ có người thành niên mới được quyết định chuyển đổi, chọn lựa giới tính, trẻ em không được quyền chọn lựa.
Tuy nhiên, một đại biểu đặt vấn đề: Có những trường hợp đặc biệt, cần xác định giới tính sớm, có sự can thiệp của khoa học ngay trước hoặc trong thời điểm dậy thì mới hoàn thiện được sinh lý thì cần có quy định chứ không thể quy định cứng nhắc như dự thảo được.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận