23/05/2012 08:30 GMT+7

Chi tiền tỉ, bao giờ TP.HCM hết ngập?

TTO
TTO

TTO - Hàng ngàn tỉ đồng đầu tư cho các dự án chống ngập, nhưng chỉ sau vài cơn mưa đầu mùa, điệp khúc "cứ mưa là ngập" tái diễn nhiều nơi tiếp tục gây bức xúc cho người dân TP.HCM.

* Giải pháp "mềm": dự báo ngập?

dJfFZG7R.jpgPhóng to
Đường Lê Đức Thọ, đoạn gần UBND P.13 (Q.Gò Vấp, TP.HCM) ngập nặng sau cơn mưa trái mùa chiều 17-2 - Ảnh: Q.Khải

Những nơi nào thường xuyên bị ngập? Công tác chống ngập đang được triển khai như thế nào? Tiến độ cụ thể của các công trình chống ngập? Những biện pháp xử lý trong trường hợp nhà thầu thi công chậm trễ? Người dân phải gõ cửa ở đâu khi phát hiện các công trình chống ngập tắc trách?...

Những vấn đề này sẽ được các cơ quan hữu trách về chống ngập trả lời trong buổi giao lưu trực tuyến diễn ra từ 8g30 - 11g30 ngày 23-5 Tuổi Trẻ Online.

Các khách mời của buổi giao lưu:

- Ông Đặng Phú Thành - trưởng phòng quản lý cấp thoát nước Sở GTVT TP.HCM.

- Ông Trần Trung Hậu - phó giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đô thị TP.HCM.

- Ông Trang Hoàng Hùng - phó phòng quản lý hạ tầng và duy tu - Khu quản lý giao thông đô thị số 1.

- Ông Dương Thanh Hùng - phó phòng kế hoạch-kỹ thuật Ban Quản lý dự án vệ sinh môi trường TP.

- Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng - phó giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM.

- Ông Đỗ Tấn Long - trưởng phòng quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.

- Ông Lương Minh Phúc - trưởng ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP.HCM.

fRUBl1vW.jpgPhóng to
Đại diện báo Tuổi Trẻ tặng hoa và quà các khách mời tham gia giao lưu - Ảnh: Thanh Đạm

XIN MỜI CÁC BẠN THEO DÕI NỘI DUNG GIAO LƯU:

* Dự án cải thiện môi trường nước giai đoạn 1 đã hoàn thành giải quyết ngập nước ở các quận nào và liệu có còn khu vực nào bị ngập nước, vì sao? Được biết dự án này có lắp đặt trạm bơm nước có công suất nhỏ (so với dự án Vệ sinh môi trường) chủ yếu phục vụ chuyển nước thải về nhà máy xử lý ở Bình Hưng. Liệu dự án có phát huy chống ngập khi trời mưa lớn? (Phạm Văn Phong)

8stQ4iiC.jpgPhóng to
Ông Lương Minh Phúc (trưởng ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP.HCM) - Ảnh: Thanh Đạm

- Ông Lương Minh Phúc (Trưởng ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP.HCM): Dự án cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 1 có mục tiêu giảm ngập cho một số điểm ngập do mưa trên địa bàn quận 1, 5 và giảm ngập do triều cường trên địa bàn phường 27 Thanh Đa và phường 15 quận 8.

Dự án có trạm bơm Đồng Diều (quận 8) với công suất 150.000 m3 ngày đêm để đưa nước thải được thu gom trên địa bàn các quận 1, 5 về nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng để xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi xã ra kênh. Đây là hạng mục phục vụ chủ yếu cho công tác xử lý nước thải.

Hiện nay, trung tâm điều hành các chương trình chống ngập thành phố đã tiếp nhận hệ thống để tiếp nhận vận hành và đang xem xét khả năng sử dụng hệ thống trên để phục vụ mục tiêu giảm một phần tình trạng ngập do mưa trên địa bàn các quận 1, 5.

* Khoảng 10 năm trở lại đây, TP.HCM đã đầu tư bao nhiêu dự án chống ngập cho những khu vực cụ thể nào, tiến độ các dự án ra sao, phát huy hiệu quả như thế nào? (Kim Thư)

- Ông Đỗ Tấn Long(trưởng phòng quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước toàn TP): Trong khoảng 10 năm trở lại đây, TP đã triển khai và hoàn thành khoảng 172 công trình phục vụ công tác chống ngập, chủ yếu tập trung vào các dự án vệ sinh môi trường TP, dự án cải thiện môi trường nước và dự án nâng cấp đô thị. Hiện nay đang tiếp tục triển khai khoảng 100 công trình phục vụ công tác chống ngập trong giai đoạn từ 2011-2015. Tập trung ở vùng trung tâm với diện tích khoảng 100km2 (thuộc địa bàn Q.1, 3, 4, 5, 6, 8, 11, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Bình Thạnh).

GcMn7Bds.jpgPhóng to
Ông Đỗ Tấn Long (trưởng phòng quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.) - Ảnh: Thanh Đạm

Kết quả thực hiện chống ngập đến nay đã xóa được 188 điểm ngập, tính đến cuối 2011 còn 31 điểm ngập. Riêng vùng trung tâm chỉ còn 14 điểm ngập (mục tiêu của chương trình đột phá giai đoạn 2011-2015). Từ đầu năm 2012 đến nay đã thực hiện xóa 7 điểm.

* Trong thời gian qua, TP.HCM đã giảm bao nhiêu điểm ngập, phát sinh bao nhiêu điểm, trong năm 2012 còn bao nhiêu điểm bị ngập ở mức độ và vị trí cụ thể nào? (Thanh Mai)

Ông Đỗ Tấn Long - trưởng phòng quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP: Tình hình cụ thể như sau:

Ngập do mưa: Cuối năm 2008 trên địa bàn thành phố có 126 điểm ngập; đến cuối năm 2009 còn 96 điểm ngập; đến cuối năm 2010 còn 58 điểm ngập và đến cuối năm 2011 còn 31 điểm ngập. Các điểm ngập còn lại cũng đã giảm nhiều về mức độ, phạm vi ngập: Tổng số lần ngập năm 2011 là 284 (giảm 67% so với 851 lần của năm 2009); thời gian ngập trung bình là 59 phút (giảm 52,8% so với 125 phút của năm 2009).

Giảm rõ rệt trong xử lý tình trạng ngập do triều cường: giảm 80% điểm ngập nặng (còn 8 so với 40 điểm của năm 2009); trong đó Vùng trung tâm giảm 92,3% (còn 2/10 điểm so với 26/40 điểm của năm 2009).

Có chuyển biến tích cực khi gặp tổ hợp bất lợi mưa to cùng lúc với triều cường: Chỉ có 16 đến 25 điểm ngập trong 2 đợt mưa có vũ lượng từ 30mm - 98,4mm diễn ra trên diện rộng cùng lúc với đỉnh triều cao từ 1,41m - 1,57m trong 5 ngày cuối tháng 10 và giữa tháng 11-2011 (tương tự, năm 2010 bị ngập từ 44 đến 88 điểm).

* Gửi ông Dũng. Theo ông, cần có thêm biện pháp nào để giải quyết chống ngập ở TP? (Minh Tâm)

UAtYd0YN.jpgPhóng to
Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng - Ảnh: Thanh Đạm

- Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng(phó giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM): Hiện nay, TP đang triển khai các dự án thoát nước bằng nguồn vốn ngân sách và vốn ODA để giải quyết thoát nước mưa. Đối với vấn đề ngập do triều, hiện nay TP cùng với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang triển khai quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM (Quy hoạch 1547). Quy hoạch này bao gồm 1 hệ thống đê kè dọc sông Sài Gòn và các cống lớn trên các sông nhánh để ngăn triều từ sông Sài Gòn xâm nhập gây ngập những vùng đất thấp trong nội thị; đó là giải pháp lâu dài.

Còn giải pháp cấp bách để kiểm soát ngập do triều thì Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM trong thời gian vừa qua đã đầu tư các van ngăn triều để hạn chế nước triều xâm nhập gây ngập.

* Xin cho biết nếu thành phố hoàn thành tất cả các công trình chống ngập thì tỷ lệ bao nhiêu % sẽ hết ngập. Thời gian dự trù tối đa cho dự án này là bao nhiêu lâu ?(Huỳnh Quốc Vương, 30 tuổi, huynhquocvuong@

w6uMfkMZ.jpgPhóng to
Ông Đặng Phú Thành (trưởng phòng quản lý cấp thoát nước Sở GTVT TP.HCM) - Ảnh: Thanh Đạm

- Ông Đặng Phú Thành (trưởng phòng Quản lý cấp thoát nước - Sở Giao thông Vận tải TP.HCM): Theo quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân TP.HCM về ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ Thành phố lấn thứ IX về chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2011 - 2015, trong đó có nêu mục tiêu tổng quát là tập trung giải quyết cơ bản tình trạng ngập nước tại khu vực trung tâm thành phố (khoảng 100 km2); kiểm soát, ngăn chặn không để phát sinh điểm ngập mới trên 5 vùng còn lại (khoảng 580 km2); giai đoạn 2016-2020, giải quyết cơ bản ngập nước do mưa tại 5 lưu vực ngoại vi và phần diện tích còn lại của TP.

* Những người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đều phải đóng bảo hiểm, đóng thuế khi mua xe máy... và thuế được dùng để nâng cấp đường. Vậy mà đường vẫn bị ngập, rồi lại còn ổ gà ổ voi, ví dụ như đường XVNT đoạn cầu Thị Nghè, nó còn tệ hơn đường ở Cà Mau. Vậy cho hỏi lí do tại sao? (Hồ Khởi, 22 tuổi, hokhoicntt@)

vbVftlRk.jpgPhóng to
Ông Dương Thanh Hùng (phải - phó phòng kế hoạch-kỹ thuật Ban Quản lý dự án vệ sinh môi trường TP.) Ảnh: Thanh Đạm

- Ông Dương Thanh Hùng (phó phòng kế hoạch-kỹ thuật Ban Quản lý dự án vệ sinh môi trường TP): Tuyến cống trên đường XVNT hiện đã lắp đặt xong, đang trong giai đoạn vệ sinh tuyến cống để đưa vào sử dụng chính thức, trong thời gian tới khu vực Cầu Thị Nghè sẽ không còn ngập nữa. Tuy nhiên trên toàn tuyến XVNT tại một số điểm có cao độ mặt đường thấp, khi gặp lúc triều cường cao kết hợp lúc mưa lớn có thể bị ngập cục bộ nhưng mức độ ngập ít hơn và thời gian ngập ngắn hơn so với trước đây, khi chưa xây dựng tuyến cống trên đường này.

* Tôi ở đường Bà Hom (Q.6), hiện con đường này đã làm cống thoát nước và mở rộng nhưng thời gian kéo dài gần 2 năm, trời mưa xuống là ngập, mặc dù mưa không lớn. Xin hỏi khi nào đường này mới hết ngập (hiện tại tôi không thấy làm gì nữa). Cảm ơn! (pham cong thang, 1965 tuổi, pvcthang@)

yBN1A6DE.jpgPhóng to
Ông Trần Trung Hậu (phải - phó giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đô thị TP.HCM) - Ảnh: Thanh Đạm

- Ông Trần Trung Hậu (phó giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đô thị TP.HCM): Hiện nay, hệ thống cống thoát nước đường Bà Hom đã được thi công lắp đặt hoàn thiện và đã thông dòng thoát nước.

Kích thước cống chính: 2x[1,5m x1,5m], 2x[2m x2m], 2x[2,5mx2,5m].

Mặt đường Bà Hom được hoàn trả theo hiện trạng.

Việc nâng cấp mở rộng đường Bà Hom đã được UBND Thành phố giao cho UBND Quận 6 thực hiện hoàn chỉnh.

Cao độ hiện trạng đường Bà Hom vẫn chưa đạt được cao độ chống ngập do triều cường.

Dự kiến sau khi UBND Quận 6 thực hiện xong dự án nâng cấp mở rộng đường Bà Hom thì sẽ hết ngập.

* Dự án cải thiện môi trường nước giai đoạn 2 đang thực hiện ra sao và đến năm nào mới giải quyết ngập nước? Hiện nay dự án có những trở ngại gì và ban quản lý có kiến nghị gì? (một bạn đọc)

- Ông Lương Minh Phúc: Dự án cải thiện môi trường nước giai đoạn 2 có 2 mục tiêu chính:

+ Một là, xây dựng hệ thống cống thu gom nước mưa, mở rộng phạm vi chống ngập, giải quyết tình trạng ngập nước trên địa bàn quận 6 (khu vực rạch Hàng Bàng), quận 4, quận 8 (khu vực ven kênh Đôi, Tẻ) và tiếp tục mở rộng pham vi nạo vét, cải tạo tuyến kênh Tàu hủ từ cầu kênh Ngang số 1 (điểm cuối của phạm vi nạo vét, cải tạo kênh Tàu Hủ trong giai đoạn 1) đến ngã ba bến Phú Định (phường 16 quận 8).

+ Hai là, xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải, mở rộng phạm vi thu gom nước thải sang địa bàn các quận 6, 8, 4, nâng công suất trạm bơm Đồng Diều và nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng từ 141.000 m3 ngày đêm lên thành 469.000 m3 ngày đêm nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên tuyến kênh Tàu Hủ - Bến Nghé.

Về tiến độ triển khai, hiện dự án đang ở giai đoạn đấu thầu, chọn các nhà thầu xây lắp và tư vấn giám sát.

Theo dự kiến, vào đầu năm 2013 gói thầu đầu tiên của dự án: mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng sẽ được khởi công và các gói thầu tiếp theo sẽ được lần lượt triển khai trong năm 2013.

Dự kiến toàn bộ các hạng mục công trình của dự án cải thiện môi trường nước giai đoạn 2 sẽ hoàn thành và phát huy tác dụng phục vụ người dân thành phố vào cuối năm 2016.

Để đảm bảo dự án được triển khai và hoàn thành đúng như tiến độ đề ra, bên cạnh việc tập trung, cố gắng khắc phục mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ, ban quản lý dự án rất mong nhận được sự ủng hộ của bà con và các cấp chính quyền trên địa bàn dự án, đặc biệt là trong công tác đền bù giải tỏa chuẩn bị mặt bằng phục vụ thi công.

* Hàng loạt các tuyến đường như Lê Thúc Hoạch, Tân Hương, Phạm Văn Xảo, Tân Quí…(Q.Tân Phú) bị ngập do chính công trình của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước trên kênh Nước Đen gây ra trong quá trình thi công. Liệu trong mùa mưa năm 2012 sẽ lại tái diễn, trách nhiệm của Trung tâm trong việc này như thế nào? (Hoài Phương)

- Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng : Theo kế hoạch thì dự án chỉ thi công trong mùa khô. Tuy nhiên, do thời gian qua có những cơn mưa trái mùa nên công trình chưa phát huy hết năng lực. Đến ngày 20-5-2012, công trình đã hoàn thành và đã phát huy tác dụng, không còn gây ngập cho khu vực.

* Em ở khu vực phường 16, quận 8. Nhiều năm nay mỗi lần triều cường là nhiều tuyến đường ngập nặng tới 0.5m, đặc biệt là đường Bến Phú Định. Em nghe nói sẽ làm đê nhiều năm nay mà chưa thấy triển khai thực hiện. (nguyễn minh hiếu, 20 tuổi, hai_langtu7777@)

- Ông Đỗ Tấn Long: Xin trả lời bạn như sau:

Về giải pháp lâu dài: Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị đang chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng bờ kè kênh Tàu Hủ.

Về giải pháp cấp bách: Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận 8 thực hiện xây dựng bờ kè tạm và lắp đặt trạm bơm công suất 23m3/s. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân quận 8 thì dự án đã được duyệt theo Quyết định số 110/QĐ-SGTVT ngày 19-1-2012. Hiện nay đang lập bản vẽ thiết kế thi công và tổng dự toán.

* Xin hỏi ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng và ông Đỗ Tấn Long: Cống ngăn triều Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã ngăn được triều cường từ năm 2012 chưa (khoảng từ tháng 9, 10). Cụ thể là đường Ngô Tất Tố, P.22, Q.Bình Thạnh năm nay có còn ngập do triều cường? Nếu không ngập nữa thì đây là thành công lớn của Nhà nước nói chung và Trung tâm chống ngập nói riêng. (Vũ Hoàng, 45 tuổi, vqhoai@)

- Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng ôngĐỗ Tấn Long: Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành cuối năm 2012, nhằm phát huy hiện quả kiểm soát triều và giảm nhập cho đường Ngô Tất Tố. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, dự án này phải hỗ trợ công tác thi công kè nạo vét của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nên tiến độ chưa đạt như mong muốn. Hiện nay Trung tâm chống ngập đang đẩy nhanh tiến độ thi công dự án. Trong tháng 9 và 10, công trình sẽ áp dụng 1 số giải pháp để hạn chế ngập do triều cường.

* Kính chào các cơ quan hữu trách! Đề nghị các cơ quan hữu trách cho tôi biết nguyên nhân dẫn đến sự cố đại lộ Đông Tây vẫn bị ngập sau mưa? (Đây là con đường mới hoàn thành các hạng mục công trình với mức đầu rất lớn) (Nguyễn Quốc Tuấn, 49 tuổi, nqt202000@)

- Ông Lương Minh Phúc: Tuyến đại lộ Đông Tây hiện có một khu vực bị ngập cục bộ do mưa, đoạn gần giao lộ An Dương Vương, Hồ Học Lãm.

Tại khu vực này, hệ thống thoát nước và cửa xả (thuộc phạm vi dự án) đã được thi công hoàn chỉnh, tuy nhiên khả năng thoát nước của hệ thống đã bị hạn chế, dẫn đến tình trạng nước thoát chậm gây ngập cục bộ như đã nêu trên do tuyến rạch phía sau cửa xả (bên ngoài pham vi dự án) đã bị thu hẹp dòng chảy trong quá trình san lấp, triển khai các dự án địa ốc trong khu vực.

Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị đã báo cáo Sở giao thông vận tải và các đơn vị liên quan kiến nghị kiểm tra, có biện pháp khơi thông dòng chảy sau cửa xả. Hiện quá trình xử lý đang được tiến hành.

* Khu vực các tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh - Võ Duy Ninh - Ngô Tất Tố - Phú Mỹ thường xuyên bị ngập khi có triều cường và mưa lớn? Nguyên nhân vì sao? Bao giờ xóa các điểm ngập này? Người dân bị ngập thì có được hỗ trợ hay đến bù thế nào? Bà con phải làm gì khi bị ngập? (Nguyễn Minh Tâm, 35 tuổi, minhtamvoh@)

- Ông Đỗ Tấn Long: Nguyên nhân của tình trạng này là đường có nền đất yếu, bị lún nên trũng cục bộ.

Ở khu vực này, Trung tâm chống ngập đang triển khai thi công dự án Cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự kiến hoàn thành trong năm 2012, sau khi hoàn thành sẽ giải quyết ngập do triều cho 3 tuyến đường này.

Riêng đường Ngô Tất Tố, Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 đang lập dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường Ngô Tất Tố.

Đối với đường Nguyễn Hữu Cảnh: Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 đang lập dự án Nâng cấp, cải tạo tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh.

* Đường Phan Đình Phùng đầu tư làm mới cũng bị ngập? Tại sao? (Đỗ Phi, 21 tuổi, dophivov@)

- Ông Dương Thanh Hùng: Dự án Vệ sinh môi trường thành phố hiện vẫn còn trong giai đoạn thi công và hoàn thiện các phần công việc cuối cùng của dự án.

Tuyến cống trên đường Phan Đình Phùng tuy cơ bản đã hoàn thành, nhưng các phần công việc tại vị trí kết nối với CSO và cửa xã thoát ra kênh hiện vẫn còn đang thi công, do đó khi gặp mưa lớn kết hợp với triều cường cao thì vẫn có thể bị ngập cục bộ ở một vài vị trí có cao độ mặt đường thấp. Khi hoàn thành dự án và đưa vào khai thác, việc ngập trên tuyến đường này sẽ được khắc phục.

* Có ý kiến cho rằng việc xây đập ngăn triều ở đầu kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè là lãng phí hàng trăm tỉ đồng vì trong tháng 6-2012 dự án Vệ sinh môi trường đã bít tất cả các cống thoát nước xả ra kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè nên triều cường không thể tràn vào cống gây ngập đường phố? Mong Trung tâm chống ngập trả lời... (Mai Phương)

- ÔngĐỗ Tấn Long: Hiện nay, tất cả các cửa xả đều phải đổ ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè để thoát ra sông Sài Gòn. Theo dự án, không bít các cửa xả đổ ra kênh. Do đó, vấn đề triều xâm nhập vào các cửa xả này gây ngập bên trong là có thể xảy ra. Do đó, cống kiểm soát triều kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vẫn phát huy tác dụng.

* Khu dân cư ấp 5 Phong Phú bị ngập rất nặng do triều cường, cư dân kiến nghị nhiều lần nhưng không thấy cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết khiến người dân rất bức xúc. Đề nghị các vị lãnh đạo có ý kiến chỉ đạo để khắc phục tình trạng này. (Thân Nhất, 56 tuổi, nhatthan01@)

- Ông Đỗ Tấn Long: Khu dân cư ấp 5 Phong Phú do Công ty Đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCCI) đầu tư xây dựng hạ tầng và quản lý. Liên hệ: Công ty CP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI) ở địa chỉ: 260/4 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM. ĐT: 0838753021, Fax: 0838753552, Website: www.bcci.com.vn, Email: info@bcci.vn.

* Cho tôi hỏi ông Đỗ Tấn Long: Tại sao hàng năm thành phố chi rất nhiều tỉ đồng, mà càng chống thì lại càng ngập? Giải pháp để giải quyết tận gốc vấn đề này thì tôi chưa thấy, mà cứ ngập là nâng đường, cải tạo đường ống dẫn nước. Rồi nhà dân nâng theo thế là lại ngập đường, điệp khúc đó diễn ra trong nhiều năm chẳng lẽ cơ quan quản lý thành phố không biết điều này? (Đào Việt Anh, 31 tuổi, dongsongbang171@)

- ÔngĐỗ Tấn Long:Hiện nay hệ thống thoát nước trên địa bàn TP.HCM còn thiếu, chỉ đạt 30% theo yêu cầu (Quy hoạch 752). Trong những năm vừa qua, TP đang từng bước đầu tư hệ thống thoát nước để dần hoàn thiện và cải thiện tình trạng ngập nước.

Theo kết quả theo dõi tình hình ngập nước trên địa bàn thành phố trong những năm gần đây của Trung tâm chống ngập, tình hình ngập nước đã từng bước được cải thiện. Mời bạn theo dõi câu trả lời liên quan để xem kết quả cụ thể.

* Cho tôi hỏi ông Đỗ Tấn Long: Tại sao hàng năm thành phố chi rất nhiều tỉ đồng, mà càng chống thì lại càng ngập? Giải pháp để giải quyết tận gốc vấn đề này thì tôi chưa thấy, mà cứ ngập là nâng đường, cải tạo đường ống dẫn nước. Rồi nhà dân nâng theo thế là lại ngập đường, điệp khúc đó diễn ra trong nhiều năm chẳng lẽ cơ quan quản lý thành phố không biết điều này? (Đào Việt Anh, 31 tuổi, dongsongbang171@)

- ÔngĐỗ Tấn Long:Hiện nay hệ thống thoát nước trên địa bàn TP.HCM còn thiếu, chỉ đạt 30% theo yêu cầu (Quy hoạch 752). Trong những năm vừa qua, TP đang từng bước đầu tư hệ thống thoát nước để dần hoàn thiện và cải thiện tình trạng ngập nước.

Theo kết quả theo dõi tình hình ngập nước trên địa bàn thành phố trong những năm gần đây của Trung tâm chống ngập, tình hình ngập nước đã từng bước được cải thiện. Mời bạn theo dõi câu trả lời liên quan để xem kết quả cụ thể.

* Xin vui lòng cho biết công trình chống triều cường Nhiêu Lộc-Thị Nghè chừng nào mới xong? (HuuHOAPhung, 56 tuổi, ở phường 21, Q.BT)

- ÔngĐỗ Tấn Long: Công trình này dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2012.

* Đến khi nào thì thành phố sẽ không còn cảnh ngập nước sau những cơn mưa bình thường? Kế hoạch tài chính để thực hiện cho điều đó như thế nào? (Nguyễn Thanh Nga, 24 tuổi, thanhnga2507@)

- Ông Đặng Phú Thành: Theo quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 14/5/2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thực IX về chương trình giảm ngập nước giai đoạn năm 2011-2015 , trong đó mục tiêu tổng quát là tập trung giải quyết cơ bản tình trạng ngập nước tại khu vực trung tâm thành phố (khoảng 100km2); kiểm soát, ngăn chặn không để phát sinh điểm ngập mới trên 5 vùng còn lại (khoảng 580 km2) ; giai đoạn 2016-2020 giải quyết cơ bản ngập nước do mưa tại 5 lưu vực ngoại vi và phần diện tích còn lại của thành phố.

* Xin cho biết ai chịu trách nhiệm việc chống ngập TP.HCM? (Phạm Bá Quang, 58 tuổi, tungchiquang@)

- Ông Đặng Phú Thành: Theo quyết định số 936/QĐ-UBND ngày 25-2-2012 của UBND TP.HCM về thực hiện chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn TP.HCM, trong đó có giao Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước là cơ quan đầu mối, thường xuyên kiểm tra, theo dõi các cơ quan liên quan thực hiện kế hoạch, kịp thời tổng hợp tình hình, báo cáo đề xuất UBND TP.HCM giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; định kỳ 3 tháng tổng hợp báo cáo Thường trực UBND TP.HCM.

Ngoài ra ngày 25-2-2012, Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đã ban hành quyết định số 936/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch chi tiết thực hiện chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong đó đã giao các Sở ngành liên quan phải tập trung, ưu tiên các nguồn vốn cho đầu tư, phát triển hệ thống thoát nước, thu gom nước thải, các công trình hồ điều tiết, đê bao và các công trình kiểm soát triều; có kế hoạch bảo đảm để phát triển hệ thống thoát nước, hệ thống kiểm soát triều. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động các nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng hệ thống thoát nước, đặc biệt là các nhà máy xử lý nước thải.

* Tôi rất hoan nghênh việc cập nhật thông tin thường xuyên trang web của Trung tâm chống ngập (SCFC)! Chỉ thắc mắc là tại sao trên trang web của SCFC hiện đăng tải về rằng hiện số lượng các điểm ngập trong TPHCM chỉ còn trên dưới 30 điểm, và đa số nằm ở các quận ngoài trung tâm. Nhưng thực tế cho thấy: có nhiều nơi trong khu vực trung tâm vẫn còn ngập, và chiều dài, sâu ngập hầu hết cũng rất nghiêm trọng. Vậy mức độ chính xác của các thống kê này đến đâu? (Huỳnh Lê Hải Châu, 28 tuổi)

- ÔngĐỗ Tấn Long: Hiện nay trong vùng trung tâm còn 14 điểm ngập và vùng ngoại vi còn 17 điểm. Vậy thông tin trên website của SCFC là chính xác.

* Các vị nghĩ sao nếu nâng nền các con đường tại khu trung tâm cao hơn 5m so với phía bờ sông, và làm cống hộp rộng 2m cao 3m trên vỉa hè để thoát nước mưa, tất cả nước đều đổ về sông nên không ngập. Ví dụ đường Đồng Khởi phía nhà thờ Đức Bà cao hơn phía đường Tôn Đức Thắng nên không bao giờ ngập. (đinh vũ quốc thanh, 25 tuổi, congtu_connhagiau_quan1@)

hKS0Yg1S.jpgPhóng to
Ông Trang Hoàng Hùng - Ảnh: Thanh Đạm

- Ông Trang Hoàng Hùng (phó phòng quản lý hạ tầng và duy tu - Khu quản lý giao thông đô thị số 1): Khu trung tâm thành phố ở các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng, khu nhà thờ Đức Bà đã có cao độ cao, không cần thiết phải nâng lên 5m như bạn đề xuất. Hiện tại, các dự án đang triển khai trên địa bàn thành phố chỉ mới ở giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2 và chưa hoàn chỉnh. Sắp tới, khi triển khai các giai đoạn kế tiếp, kết nối hoàn chỉnh thì mới phát huy hết hiệu quả.

* Khi nào kênh liên xã Bình Trị Đông - Tân Tạo thi công? Quyết định số mấy? Dự án gì? (nguyễn tấn khoa, 42 tuổi, nguyenkhoa445@)

- ÔngĐỗ Tấn Long: Tên dự án: Lắp đặt hệ thống cống trên kênh liên xã đoạn từ An Dương Vương đến Mã Lò. Dự án hiện đang điều chỉnh thiết kế cơ sở.

* Hiện nay, Việt Nam có luật về cấp thoát nước chưa?(nguyễn tấn khoa, 42 tuổi, nguyenkhoa445@gmail.com)

- Ông Đặng Phú Thành: Trong thời gian vừa qua Chính phủ đã ban hành :

+ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 về sản xuất , cung cấp và tiêu thụ nước sạch

+ Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 về sửa đổi bổ sung 1 số điều nghị định 117/2007/NĐ-CP

+ Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.

- Hiện nay tuyến mương thoát nước trên đại lộ Đông Tây đoạn từ ngã ba Lương Định Của đến xa lộ Hà Nội bị hư hỏng nặng như cống đầy đất cát, các hố ga bị mất nắp hàng chục chiếc. Tại sao lại chậm khắc phục? (Quochuy, 28 tuoi, Huydaica@)

- Ông Lương Minh Phúc: Trong tháng 5 vừa qua, ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị đã cùng với khu quản lý giao thông đô thị số 2 và các đơn vị liên quan kiểm tra hiện trạng, thống kê các nội dung cần hoàn chỉnh cho hệ thống thoát nước trước khi bàn giao chính thức cho các đơn vị quản lý vận hành trong đó có bao gồm nội dung bạn vừa phản ảnh.

Ban quản lý cũng đã kiến nghị chính quyền địa phương tăng cường hỗ trợ trong việc ngăn chặn tình trạng lấy cắp các nắp hố ga của hệ thống thoát nước.

Dự kiến công tác này sẽ được hoàn thành trong tháng 6 năm 2012.

* Góp ý: nên thay dầm cầu Ông Buông 1 và cầu Tân Tạo trên quốc lộ 1A vì dầm cầu không có độ tĩnh không thuyền đủ cao, sẽ như dầm chắn nước mưa to gây cản dòng thoát của nước kênh gây ngập nặng ở lưu vực .(nguyễn tấn khoa, 42 tuổi, nguyenkhoa445@)

- Ông Trang Hoàng Hùng: Cầu Ông Buông 1 trên đường Hồng Bàng, quận 6 thuộc sự quản lý của Khu QLGT Đô thị số 1. Hiện nay, tĩnh không của cầu đảm bảo tiêu thoát nước khu vực, do tuyến kênh Tân Hóa - Lò Gốm được qui hoạch là tuyến kênh tiêu thoát nước của khu vực, không có phục vụ giao thông thủy nên không cần nâng tĩnh không cầu. Sắp tới, Ban QLDA Đầu tư Nâng cấp Đô thị Thành phố sẽ thực hiện công tác nạo vét rạch Tân Hóa - Lò Gốm, làm bờ kè, làm đường giao thông 2 bên, cảnh quan khu vực. Hiện nay đang thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

* Tôi là người dân Quận Bình Thạnh, tôi xin các quý vị hãy nhanh chóng xóa ngập ở thành phố mình. Thử tưởng tượng nếu một ngày thành phố mình bị ngập lụt giống như ở Thái Lan thì sao? Xin cám ơn. (Phan Trúc Bình, 38 tuổi, tradbinh@)

- Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng: Lãnh đạo TP đang nỗ lực giải quyết công tác chống ngập cho TP, nội dung này đã được đưa vào 6 chương trình lớn của TP trong nhiệm kỳ 2011-2015. Về vấn đề ngập của Bangkok, lãnh đạo TP cũng rất quan tâm, trung tâm chống ngập được giao nhiệm vụ phối hợp với sở ngành TP, thành lập 1 tổ nghiên cứu rút ra bài học của Thái Lan để phục vụ công tác chống ngập cho TP. Thực hiện nhiệm vụ được giao trung tâm đã 2 lần báo cáo với UBND trên cơ sở góp ý của các chuyên gia đầu ngành về thoát nước.

* Đến tháng 6-2012 Dự án Vệ sinh môi trường TP giai đoạn 2 hoàn thành, vậy mùa mưa năm nay dự án phát huy hiệu quả chống ngập nước ở những khu vực nào? Liệu triều cường và mưa lớn có gây ngập nước trở lại? (K.Ngọc)

- Ông Dương Thanh Hùng: Từ số liệu thống kê của Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố từ năm 2009 đến nay cho thấy Dự án VSMTTP giai đoạn 1 trong thời gian qua tuy chưa hoàn thành nhưng đã phát huy hiệu quả một cách tích cực.

Cụ thể như sau:

Dự án VSMTTP được xây dựng nhằm thoát nước cho khu vực Nam Nhiêu Lộc và Bắc Nhiêu Lộc bao gồm nhiều tuyến đường như Trần Khắc Chân (Q.1), Nguyễn Văn Nguyễn, Trần Nhật Duật, Hai Bà Trưng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, CMT8, Lý Thường Kiệt, XVNT, Phan Đình Phùng, Đinh Tiên Hoàng, Trường Chinh, Phan Đình Giót ... Hầu hết các tuyến đường này năm 2009, 2010 có số lần ngập trung bình từ 3 cho đến 19 lần trong năm. Trong năm 2011 phần lớn đã hết ngập, từ đầu năm đến nay chỉ có đường XVNT và Phan Đình Phùng còn 1 lần ngập (nguyên nhân gây ngập là do vẫn còn đang thi công và gặp lúc mưa lớn kết hợp với triều cường cao). Việc ngập này sẽ được khắc phục khi dự án hoàn thành.

* Vì sao TP cho sửa chữa chân cầu Chợ Cầu 6 lần rồi mà vẫn ngập, dù chân cầu cách kênh Tham Lương khoảng 100m. Phải chăng sửa chữa trên chưa phù hợp gây tốn kém cho nhà nước? Trách nhiệm thuộc về ai? Không lẽ chúng ta không có giải pháp nào tốt để giải quyết dứt điểm tình trạng ngập trên.. (ngập từ khi làm cầu mới năm 2006) (Lê Tăng Định, 53 tuổi, letangdinh@)

- ÔngĐỗ Tấn Long: Trong thời quan vừa qua, Trung tâm chống ngập chỉ thực hiện các giải pháp cấp bách tại khu vực chân cầu để đảm bảo thoát nước cho khu vực trong mùa mưa trong khi chờ công trình nâng cấp cải tạo tuyến cống đường Quang Trung thuộc dự án Tham Lương - Bến Cát (giai đoạn 2) triển khai.

- Sau cơn mưa trên đoạn đường Võ Văn Kiệt bị đọng nước. Phải chăng công trình thi công kém chất lượng và bao giờ giải quyết? (Vinhhai, 30 tuổi, haidetu@)

- Ông Lương Minh Phúc: T rên tuyến đường Võ Văn Kiệt có một khu vực ngập cục bộ do mưa (gần giao lộ An Dương Vương, Hồ Học Lãm). Nguyên nhân và giải pháp khắc phục đã được nêu trong phần trả lời liên quan. Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị sẽ tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị liên quan để xử lý triệt để vấn đề này và tiếp tục theo dõi, xử lý kịp thời các vấn đề về thoát nước thuộc phạm vi dự án.

* Theo tôi được biết, tình trạng xả rác bừa bãi, lấn chiếm kênh rạch cũng là một tác nhân lớn gây ngập. Tuy nhiên nhận thức của người dân và cả chính quyền một số địa phương về mối liên hệ nhân quả này chưa cao, vậy các cơ quan chức năng có biện pháp nào để cải thiện tình trạng trên? (Phạm Hoàng Hân, 28 tuổi, phamhoanghan.1985@...)

- ÔngĐỗ Tấn Long: Để khắc phục tình trạng xả rác bừa bãi, lấn chiếm kênh rạch, cũng như nâng cao nhận thức của người dân, trong năm 2011, trung tâm chống ngập đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền cho các địa phương (đặc biệt là các quận trung tâm TP) và ký kết liên tịch với Thành đoàn TP.HCM tổ chức những đợt ra quân (chiến dịch Mùa hè xanh, Kỳ nghỉ hồng...) để tuyên truyền vận động. Hiện nay trung tâm cũng đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động cho cả các năm từ 2012 đến 2015.

Gửi ông Dũng: Theo ông cho biết ở trên, thành phố đang đầu tư một hệ thống đê bao dọc sông Sài Gòn và các cống lớn ngăn triều ở cửa các nhánh sông lớn. Trong trường hợp mưa lớn xuất hiện cùng với triều cường, hệ thống này sẽ vận hành thế nào để vừa đảm bảo ngăn được triều mà vẫn có thể thoát kịp thời nước mưa để tránh ngập?(Phạm Nam Quang, 45 tuổi, @...)

- Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng: Đúng là hiện nay TP đang đầu tư hệ thống đê kè và các cống lớn và cá ngăn triều ở các cửa nhánh sông lớn theo quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP. HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ở quyết định 1547 ngày 28-10-2008.

Về nguyên tắc vận hành của hệ thống này là ngăn triều cường từ sông Sài Gòn tràn vào khu vực nội thành, các cống sẽ kiểm soát mực nước trong các kênh rạch để chống ngập do triều và hỗ trợ thoát nước đô thị hiện hữu.

Trong mùa mưa kết hợp với công tác dự báo thủy văn sẽ hạ thấp mực nước, kiểm soát trong các kênh rạch để tăng dung tích chứa nước mưa hạn chế khả năng ngập do mưa.

* Quy hoạch tổng thể thoát nước TP.HCM có giải quyết được tất cả các điểm ngập nước của thành phố hay không? Hay chống ngập vùng này lại chuyển nước sang ngập vùng khác? Hiện tượng be bờ đắp đập cục bộ liệu có giải quyết tận gốc hiện tượng ngập của TP.HCM hay không?(Kim loi, 56 tuổi, noyesoke@...)

- ÔngĐỗ Tấn Long:Quy hoạch tổng thể thoát nước TP.HCM được Thủ tướng phê duyệt năm 2001 chỉ quy hoạch trong phạm vi khoảng 860km2 vì vậy với khoảng diện tích 2.095km2 của cả TP thì chưa được quy hoạch hết nên những vùng còn lại hiện nay đang được quy hoạch để tiếp tục thực hiện những giải pháp chống ngập.

* Tuyến đường An Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân không có cống thoát nước, đường lúc nào cũng lầy lội, chỉ cơn mưa nhỏ cũng đã gây ngập nặng. Tình trạng này kéo dài nhiều năm, chúng tôi rất bức xúc, đường thì xấu và ngập, đi lại khó khăn, nguy hiểm.

Xin cho hỏi đã có phương án giải quyết tình trạng ngập tại địa điểm này chưa? Bao giờ sẽ tiến hành? Xin cảm ơn. (Hương Thảo, 27 tuổi, lnhuongthao@)

* Quy hoạch tổng thể thoát nước TP.HCM có giải quyết được tất cả các điểm ngập nước của thành phố hay không? Hay chống ngập vùng này lại chuyển nước sang ngập vùng khác? Hiện tượng be bờ đắp đập cục bộ liệu có giải quyết tận gốc hiện tượng ngập của TP.HCM hay không?(Kim loi, 56 tuổi, noyesoke@...)

- ÔngĐỗ Tấn Long:Quy hoạch tổng thể thoát nước TP.HCM được Thủ tướng phê duyệt năm 2001 chỉ quy hoạch trong phạm vi khoảng 860km2 vì vậy với khoảng diện tích 2.095km2 của cả TP thì chưa được quy hoạch hết nên những vùng còn lại hiện nay đang được quy hoạch để tiếp tục thực hiện những giải pháp chống ngập.

- ÔngĐỗ Tấn Long: Tuyến đường An Dương Vương, phường An Lạc, Q.Bình Tân hiện chưa có hệ thống thoát nước. UBND TP đã chấp nhận chủ trương đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước tuyến đường này (hiện nay đang lập dự án).

* Xin cơ quan chức năng cho biết có kế hoạch chống ngập đường Chiến Lược thuộc phường Bình Trị Đông A quận Bình Tân không? Vì mấy năm nay mưa là ngập cả đêm ảnh hưởng đến đời sống người dân. Bà con rất mong ngành chức năng quan tâm. Xin cảm ơn.(Võ Thanh Liêm, 56 tuổi, vothanhliemtv@)

- Ông Đỗ Tấn Long: Đường Chiến Lược thuộc dự án lắp đặt hệ thống cống trên kênh Liên Xã hiện nay đang trong giai đoạn điều chỉnh thiết kế cơ sở để phù hợp với điều kiện thoát nước cho khu vực. Để giải quyết ngập cho mùa mưa 2012, trung tâm chống ngập sẽ tiến hành nạo vét theo hiện trạng vào đầu quý 3-2012.

* Chỉ thấy chống ngập ở các quận nội thành. Cho hỏi đường Tam Bình, và các đường khác ở quận Thủ Đức thường xuyên ngập, rất khó khăn trong việc đi lại, không biết chủ trương của TP.HCM có chống ngập cho các đường ở Q.Thủ Đức (Ngọc Thu, 32 tuổi, tiendd200@)

- ÔngĐỗ Tấn Long: Đường Tam Bình và 1 số đường khác ở quận Thủ Đức hiện nay chưa có hệ thống thoát nước. UBND TP đã chấp thuận chủ trương cho lập dự án xây dựng hệ thống thoát nước các tuyến đường này.

* Sau trận lụt lịch sử tại Bangkok (Thái Lan), TP.HCM đã có những động thái gì để rút kinh nghiệm nhằm phòng tránh những tai họa tương tự có thể xảy ra với thành phố?(Trần Thị Thu Nhàn, 35 tuổi, nhanttt@)

- Ông Đặng Phú Thành: Công tác giải quyết tiêu, thoát nước trên địa bàn Thành phố trong nhiều năm qua luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của tập thể thường trực Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố. Do đó, sau trân lụt lịch sử tại bangkok-Thái Lan, Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao các sở ban ngành TP chủ động phối hợp các nhà khoa học nghiên cứu, rút ra bài học kinh nghiệm để phòng tránh cho Thành phố Hồ Chí Minh.

* Liên quan đến việc lún đại lộ Đông - Tây làm đọng nước khi trời mưa gây ra trơn trợt. Xin hỏi ông Lương Minh Phúc: tình trạng này đã xảy ra mấy năm nay mà sao chưa khắc phục triệt để được? Nguyên nhân vì sao? Khi nào đường hết lún? Tôi thường xuyên đi làm qua đường này mỗi khi trời mưa rất sợ bị trơn ở rãnh bị lún. (Hoàng Tuyền, 26 tuổi, tuuyenhoang34@)

- Ông Lương Minh Phúc: Trên đại lộ Đông Tây, khu vực gần giao lộ Lương Định Của thời gian qua đã xuất hiện tình trạng trồi nhựa.

Để khắc phục tình trạng này ban quản lý dự án đã yêu cầu tư vấn giám sát và nhà thầu thi công tiến hành kiểm tra xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục.

Hiện nay, trên cơ sở ý kiến hướng dẫn của hội đồng nghiệm thu nhà nước, tư vấn đang hoàn chỉnh thiết kế chi tiết của biện pháp khắc phục triệt để vấn đề trồi nhựa, trình chủ đầu tư xem xét, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt trước khi triển khai thi công. Dự kiến công tác này sẽ được hoàn thành trong quý 3-2012.

Bên cạnh đó, ban quản lý dự án đã chọn một đơn vị tư vấn độc lập để xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị liên quan. Dự kiến công tác này sẽ hoàn thành trong quý 2-2012.

Trong các ngày 21, 22, 23-5, ban quản lý dự án đã yêu cầu đơn vị tư vấn, nhà thầu tiến hành các giải pháp khắc phục tạm thời nhằm đảm bảo giao thông êm thuận tại các khu vực trồi nhựa như trên, trong khi chờ triển khai giải pháp khắc phục triệt để vấn đề này.

* Xin vui lòng cho biết, tiến độ và kế hoạch thực hiện đến nay về dự án cải thiện môi trường nước TP giai đoạn 2 rạch Hàng Bàng như thế nào….? Khi nào đền bù giải tỏa và triển khai..? (Nguyen Anh Tien, 46 tuổi, bellrings007@)

- Ông Lương Minh Phúc: Công trình cải tạo kênh và chống ngập cho khu vực kênh Hàng Bàng là một hạng mục trong dự án cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 2 (gói thầu K). Thời gian qua, ban quản lý dự án đã phối hợp với Ủy ban nhân dân quận 6 và UBND quận 5 triển khai các công tác chuẩn bị đền bù giải tỏa và báo cáo UBND thành phố để bố trí nguồn vốn cho công tác này.

Theo dự kiến, quá trình đền bù giải tỏa, chuẩn bị mặt bằng phục vụ thi công gói thầu K sẽ được triển khai trong năm 2013. Ban quản lý dự án sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND quận 5, quận 6 trong quá trình triển khai công tác đền bù giải tỏa, thông tin kịp thời đến bà con trong quá trình thực hiện công tác này.

* Tôi được biết các công trình chống ngập là cấp bách và khẩn trương. Nhưng có một số dự án do Trung tâm điều hành chống ngập nước TP.HCM làm chủ đầu tư triển khai rất chậm, công tác đấu chọn thầu phải gia hạn thời gian rất nhiều, thậm chí là đấu đi đấu lại nhiều lần mới chọn được nhà thầu. Cho hỏi có phải các nhà thầu xây dựng đã không còn mặn mà với các dự án này nữa phải không?(Đàm Hữu Tài, 1987 tuổi, tai_87@)

- Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng: Vấn đề ở đây không phải là nhà thầu xây dựng không còn mặn mà với các dự án của trung tâm mà việc chọn thầu phải đấu nhiều lần (chỉ một số gói thầu) là do phải thực hiện đúng luật đấu thầu và quy định trong hồ sơ mời thầu. Khi hồ sơ dự thầu của các nhà thầu không đáp ứng yêu cầu thì buộc phải đấu lại, vấn đề này không chỉ riêng ở trung tâm chống ngập mà ở tất cả các cơ quan có thực hiện công tác đấu thầu xây lắp vẫn xảy ra vấn đề này.

* Gửi ông Long: Nguyên nhân thật sự gây ngập ở TP là gì (do con người hay do thiên nhiên). Các công trình chống ngập đang triển khai ồ ạt hiện nay có đi đúng hướng giải quyết căn cơ nguyên nhân gây ngập hiện nay không? (Lê Ngọc Hiếu, 40 tuổi, ngochieu-313@)

- Ông Đỗ Tấn Long: Có nhiều nguyên nhân gây ngập. Vài nguyên nhân chủ yếu như sau:

- Nguyên nhân chủ quan: tốc độ đô thị hóa nhanh làm giảm không gian điều tiết nước; hệ thống thoát nước còn thiếu so với nhu cầu thoát nước (hệ thống thoát nước hiện nay chỉ đạt 30% so với nhu cầu); tình trạng lấn chiếm kênh rạch làm thu hẹp dòng chảy; tình trạng xả rác xuống kênh rạch, hệ thống cống làm tắc ngẽn dòng chảy còn phổ biến.

- Nguyên nhân khách quan: tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, triều càng ngày càng cao, mưa với vũ lượng lớn xuất hiện ngày càng nhiều. Địa chất khu vực TP.HCM yếu, tình trạng lún nền đất diễn ra phức tạp. Khả năng lũ thượng nguồn gây ngập. Tình hình mưa kết hợp triều cường thường xuyên xảy ra.

Các công trình chống ngập hiện nay vẫn đi đúng hướng. Cụ thể, quy hoạch 752 cải thiện hệ thống cống thoát nước trên địa bàn TP. Còn quy hoạch 1547 hỗ trợ quy hoạch 752 về triều xâm nhập. Khi thực hiện xong 2 quy hoạch này sẽ kết hợp giải quyết căn cơ tình trạng ngập nước của TP.

* Em ở khu vực phường 16, quận 8. Nhiều năm nay mỗi lần triều cường là nhiều tuyến đường ngập nặng tới 0.5m, đặc biệt là đường Bến Phú Định. Em nghe nói sẽ làm đê nhiều năm nay mà chưa thấy triển khai thực hiện. (nguyễn minh hiếu, 20 tuổi, hai_langtu7777@)

- Ông Lương Minh Phúc: Trong dự án cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 2, tuyến đường Bến Phú Định (phường 16 quận 8) dọc kênh Tàu Hủ sẽ được kè bờ, chỉnh trang, nâng cao độ để khắc phục tình trạng ngập nước do triều. Theo dự kiến, công tác này sẽ được triển khai vào cuối năm 2013. Trước mắt, để khắc phục tạm thời tình trạng ngập triều trong khu vực, thành ủy, UBND thành phố đã chỉ đạo UBND quận 8 triển khai việc xây dựng tuyến đê tạm, lắp đặt các trạm bơm... để chống ngập. Theo thông tin từ UBND quận 8, hiện dự án đang ở giai đoạn hoàn chỉnh thiết kế, chuẩn bị bản vẽ thi công... để có thể triển khai vào cuối năm nay.

* Đoạn đường bị hỏng nặng hơn hai năm nay mà chưa thấy khắc phục là đường Đào Trí, từ khúc giáp Nguyễn Văn Quỳ đến 319 Đào Trí, Phú Thuận Q.7 (địa chỉ một bãi container). Nguyên nhân khúc đường bị hư hỏng nặng là phần lớn do có nhiều xe container ra vào thường xuyên. Tình trạng ngày càng có nhiều ổ voi. Dự trù đến bao giờ mới sửa chữa?(Bình Thanh)(Nguyễn Bình Thanh, 38 tuổi, Thanhshipmarinsg.com)

- Ông Đặng Phú Thành: Ban Quản lý dự án quận 7 đang làm chủ đầu tư dự án xây dụng hệ thống thoát nước kết hợp mở rộng đường nêu trên. Hiện đang trong giai đoạn lập dự án.

* Thành phố có nên quy hoạch làm một số hồ nhân tạo để thoát nước mưa chống úng không ngoài các hồ hiện tại đang có hồ ở Đầm Sen, ở Kỳ Hoà? (Nguyễn Văn Bảy, 44 tuổi, bay210sg@)

- Ông Đỗ Tấn Long: Trung tâm chống ngập đang thực hiện quy hoạch hồ điều tiết (gồm hồ điều tiết nhân tạo còn quy hoạch những khu vực điều tiết phân tán). Hiện nay Sở Quy hoạch kiến trúc đang thẩm định trình UBND TP phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện.

* Giờ mỗi trận mưa là khu vực Âu Cơ, Đồng Đen, Bàu Cát bị ngập kéo dài, theo tôi biết nguyên nhân do dự án Nâng cấp đô thị chặn dòng, giải pháp thi công không đảm bảo như vậy cứ kéo dài nhiều năm nay, những thiệt hại do việc ngập gây ra chủ đầu tư có xem xét bồi thường cho chúng tôi? Bao giờ khu vực trên không còn cảnh ngập nước nữa? (Trần Trung)

- Ông Trần Trung Hậu: Các tuyến cống thoát nước ở khu vực Âu Cơ, Đồng Đen, Bàu Cát đổ vào kênh Tân Hóa - Lò Gốm.

Kênh Tân Hóa - Lò Gốm hiện hữu có bề rộng lòng kênh hẹp, không đảm bảo lưu lượng thoát nước cho lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm và tiểu lưu vực Hàng Bàng đổ vào lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm nên khi có mưa lớn + triều cường, một số tuyến đường sẽ bị ngập cục bộ trong thời gian ngắn. Do đó, Thành phố đang đầu tư dự án cải tạo kênh này.

Hiện nay, dự án cải tạo này đang được triển khai thi công và dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2014. Đoạn kênh Tân Hóa - Lò Gốm từ Âu Cơ đến Hòa Bình sẽ được cống hộp hóa để đảm bảo lưu lượng thoát nước cho các tuyến cống đổ ra kênh (bề rộng lòng kênh hiện hữu không đảm bảo đủ công suất thoát nước cho lưu vực).

Trong quá trình thi công, nhà thầu vừa phải chặn dòng để thi công cống hộp vừa phải duy trì dòng chảy thoát nước hiện hữu, duy trì giao thông hiện hữu với điều kiện mặt bằng thi công chật hẹp. Ban NCĐT đã phối hợp với Trung tâm chống Ngập, Công ty Thoát nước đô thị để có biện pháp ứng phó thoát nước khi trời mưa cho khu vực thi công. Tuy nhiên, biện pháp dẫn dòng thoát nước tạm làm tốc độ thoát nước bị chậm khi có mưa lớn.

Dự kiến cuối năm 2014 khi dự án hoàn thành, khu vực nêu trên sẽ hết ngập.

* Đề nghị ông Lương Minh Phúc cho biết, hiện nay, các sự cố lún, nứt tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng đã được khắc phục như thế nào? Hiện nay, còn bao nhiều lỗi khiếm khuyết chưa được khắc phục? Các sự cố kỹ thuật ở nhà máy ảnh hưởng như thế nào đến việc xử lý nước thải? Và ai chịu trách nhiệm liên quan đến các sự cố trên? Việc xử lý trách nhiệm đến đâu? (nguyễn văn cường, 33 tuổi, nguyencuong792002@)

- Ông Lương Minh Phúc: Hiện nay, các khiếm khuyết liên quan đến tình trạng lún tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng cùng các khiếm khuyết khác trong quá trình quản lý vận hành đã được khắc phục, hiện chỉ còn một khiếm khuyết liên quan đến thiết bị cô đặc bùn đang được tiếp tục xử lý, dự kiến sẽ hoàn tất trước tháng 8-2012.

Các khiếm khuyết nêu trên không ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải, cụ thể: trong suốt thời gian qua, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng đã vận hành liên tục, đạt công suất thiết kế 141.000 m3 ngày đêm và chất lượng nước sau xử lý luôn đạt các yêu cầu theo quy định.

Việc xử lý trách nhiệm các đơn vị liên quan (tư vấn, nhà thầu) được thực hiện theo đúng điều kiện hợp đồng và các quy định hiện hành.

* Đường Tân Hòa Đông, quận 6 vừa qua thi công đặt công thoát nước từ ngã tư Đặng Nguyên Cẩn đến trước nhà 90, khi thi công xong độ cao đường thấp hơn đường cũ, các đầu hẻm giao với đường đơn vị thi công không tái lập. Vây xin hỏi trách nhiệm này thuộc về cơ quan nào? Đề nghị nhanh khắc phục để cho bà con nhờ. (Hoàng MInh Tú, 42 tuổi, Hoangtuddbd@...)

- Ông Trần Trung Hậu: Nhà số 90 đường Tân Hòa Đông quận 6 không thuộc phạm vi của dự án Nâng cấp đô thị. Tuy nh

TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên