Thứ 4, ngày 17 tháng 8 năm 2022
Chen chân xức dầu tượng hổ ở Hương Tích mong… chữa bệnh
TTO - Với hy vọng chữa bệnh, nhiều người dân và du khách khi hành hương đến chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) chen chúc nhau xức dầu lên tượng hổ và người mình.
Người dân xoa dầu tượng hổ chùa Hương Tích mong chữa bệnh - Video: Doãn Hòa
Sau ngày khai hội, chùa Hương Tích ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đón hàng ngàn lượt người dân và du khách đến hành hương mỗi ngày. Ngoài ngôi thượng điện thì khu vực đặt tượng "hổ thần" cũng là nơi thu hút rất đông du khách.
Theo quan sát, tượng hổ đặt ở hướng đi lên khu vực chính điện chùa Hương Tích được làm bằng bêtông, sơn màu vàng ở tư thế đang nằm nghỉ ngơi. Trước tượng hổ có một chiếc bàn đá để người dân dâng lễ, thắp hương. Phần lễ ngoài bánh kẹo, hương hoa thì dầu gió là thứ không thể thiếu.
Cho rằng "hổ thần" có thể chữa được bách bệnh nên khi đến chùa Hương Tích người dân chen chúc nhau dùng dầu gió tưới, bôi lên tượng hổ. Sau khi thắp hương khấn vái, người dân lại dùng tay sờ, xoa tượng rồi xoa lên bộ phận tương tự trên cơ thể mình.
Vượt hơn 150km hành hương về chùa Hương Tích, bà Nguyễn Thị Oanh, 54 tuổi, du khách từ tỉnh Thanh Hóa vừa xoa dầu vào tượng hổ vừa bôi dầu vào đầu, lưng của mình cho hay bà bị đau đầu, đau lưng đã lâu và nghe mọi người nói lên chùa sờ vào đầu, lưng hổ sẽ khỏi bệnh.
Chưa có cơ sở khoa học khẳng định việc sờ tượng hổ ở chùa Hương Tích có thể chữa bệnh nhưng việc du khách sờ "hổ thần" đã diễn ra nhiều năm nay đã làm phần đầu tới đuôi của tượng hổ bị bong mất phần lớp sơn ngoài.
Đại diện Ban quản lý chùa Hương Tích cho hay việc người dân sờ lên hổ để chữa bệnh đã tồn tại nhiều năm qua. Trước kia cũng có biển nghiêm cấm du khách nhưng sau đó do số lượng du khách quá đông nên biển cấm cũng không ăn thua.
Việc người dân cho rằng sờ tượng hổ, bôi dầu lên người có thể chữa bệnh chỉ là do người dân…truyền tai nhau.
Chùa Hương Tích hay còn gọi là Hương Tích Cổ tự. Chùa nằm ở độ cao 650m so với mực nước biển, tọa lạc trên lưng chừng đỉnh Hương Tích, một trong những ngọn núi đẹp nhất của dãy núi Hồng Lĩnh, thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Hội chùa diễn ra vào ngày 18-2 Âm lịch, cứ 3 năm lại tổ chức hội lớn một lần.

Người dân và phật tử hành hương về chùa Hương Tích, Hà Tĩnh - Ảnh: DOÃN HÒA

Người dân chen chân xức dầu vào tượng hổ mong…chữa bệnh - Ảnh: DOÃN HÒA

Một người đàn ông đổ cả lọ dầu vào tượng hổ - Ảnh: DOÃN HÒA

Một gia đình làm lễ trước tượng hổ ở chùa Hương Tích - Ảnh: DOÃN HÒA

Người dân dùng tay sờ, xoa tượng rồi xoa lên bộ phận tương tự trên cơ thể mình - Ảnh: DOÃN HÒA

Tượng hổ bị bong tróc sơn phần lưng, đuôi do bị nhiều người sờ - Ảnh: DOÃN HÒA
-
TTO - Chiều tối 16-8, tỉnh Quảng Ninh khẳng định hình ảnh và thông tin trên mạng xã hội là không đúng. Thực tế đây là hình ảnh ở khu vực Ao Tiên nằm trong phạm vi của Khu kinh tế Vân Đồn và bức ảnh này không đúng với hiện trạng tại khu vực Ao Tiên.
-
TTO - Năm 2022, còn 2 địa phương tại Thanh Hóa bị tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc ở Hàn Quốc. Trước đó, có tới 4 thành phố, huyện gặp tình trạng tương tự do số lượng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc còn cao.
-
TTO - Theo đơn tố cáo, "vào ngày 9-6, thầy T. đã gọi em ra ngoài hành lang để nói chuyện riêng". Linh cảm có điều bất an, sau đó đúng như dự đoán, "thầy bắt đầu động tay động chân, cầm tay, ôm từ phía sau"...
-
TTO - Lê Thị Bích Ngọc từng là một hot TikToker với hơn 39.000 lượt đăng ký theo dõi. Trước khi bị bắt, Ngọc vẫn thường xuyên đăng tải những video khoe nhan sắc của mình trên tài khoản TikTok cá nhân, dù đang... bị truy nã.
-
TTO - Ban Bí thư quyết định cách chức phó bí thư Tỉnh ủy Gia Lai các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 đối với ông Võ Ngọc Thành, chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận