Liên quan đến "chạy", tại diễn đàn Quốc hội, đại biểu Đỗ Trọng Ngọan (Bắc Giang) nói: "Phải hỏi Bộ trưởng Bộ Nội vụ". Bộ Nội vụ, với vị thế là một cơ quan tham mưu của Chính phủ về tổ chức cán bộ. Nếu bộ này không chấp nhận cơ chế "chạy" thì dù có 100 đường dây "chạy" cũng bó tay!
Ở một tổng công ty Nhà nước, vị chủ tịch hội đồng quản trị có vấn đề, bộ máy lãnh đạo mất đoàn kết, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Bộ chủ quản đã nhìn thấy, bộ trưởng muốn xử lý, nhưng chẳng làm gì được. Bởi lẽ, muốn xử lý cán bộ cỡ ấy thì phải thông qua Bộ Nội vụ và ở đâu đó nữa. Nhưng với Bộ Nội vụ , rất khó qui trách nhiệm, vì bộ này không quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Một ví dụ khác. Một phó chủ tịch UBND cấp tỉnh liên quan đến các vi phạm quản lý đất đai, đô thị nhưng Bí thư, chủ tịch UBND không dễ dàng ra quyết định xử lý.
Cứ như thế, các thế lực "chạy" vẫn tung hoành ngang dọc, là hệ quả cho "trên bảo dưới không nghe".
Vấn nạn "chạy chức, chạy quyền" đúng là khó xử, nếu không nhìn thẳng vào sự thật. Dân biết, dại biểu của dân biết, các cơ quan chức năng Nhà nước từ trên xuống dưới cũng biết. Nhưng nếu không thấy rõ trách nhiệm trước Đảng, trước dân thì dù nói trăm lần, tình hình cũng "vũ như cẫn".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận