Ngày làm việc thứ hai (2-7) HĐND TP.HCM đã dành trọn thời gian cho phần chất vấn và trả lời chất vấn.
Tôi đề nghị ông Kiệt (Đào Anh Kiệt, quyền giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường (TN-MT) TP) nói thật vấn đề này. Người dân phải chịu đựng tới đâu nữa?".
Phóng to | |
Hiện dự án tiêu thoát nước kênh Ba Bò do Khu quản lý giao thông đô thị số 2 (Sở Giao thông vận tải) là chủ dự án, tôi không trả lời thay họ được. Còn vấn đề ô nhiễm, TP.HCM không giải quyết được nếu không phối hợp với tỉnh Bình Dương, vụ việc cũng đã báo cáo với Bộ TN-MT. Ông Đào Anh Kiệt (quyền giám đốc Sở TN-MT TP.HCM) |
Phóng to |
Đại biểu Nguyễn Văn Bạch và Nguyễn Minh Quang trao đổi với nhau trong phiên chất vấn sáng 2-7 - Ảnh: Thanh Đạm |
Ông Đào Anh Kiệt nhìn nhận: "Sở TN-MT biết rõ mức độ ô nhiễm ở kênh Ba Bò, xác định được nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là từ các nhà máy sản xuất ở tỉnh Bình Dương". Theo ông Kiệt, TP đã nhiều lần làm việc với cơ quan chức năng Bình Dương, đồng thời có hai công trình giải quyết vấn đề ô nhiễm kênh Ba Bò và thoát nước ở khu vực này là công trình điều tiết xả thải và xử lý nước thải.
Không đồng ý với trả lời của ông Kiệt, ĐB Đặng Văn Khoa trưng ra hàng loạt "chất vấn" rồi hạ giọng: "Thưa anh Kiệt, trên tay tôi là quả chuông đồng của một người dân ở khu vực gần kênh Ba Bò. Nó vốn có màu vàng đồng, nhưng chỉ sau bốn ngày được đánh bóng, bây giờ nó lại đen thui như thế này đây? Cái gì đang ở trong không khí?".
Ông Đào Anh Kiệt: "Hiện dự án tiêu thoát nước kênh Ba Bò do Khu quản lý giao thông đô thị số 2 (Sở Giao thông vận tải) là chủ dự án, tôi không trả lời thay cho họ được. Còn vấn đề ô nhiễm, TP.HCM không giải quyết được nếu không phối hợp với tỉnh Bình Dương, vụ việc cũng đã báo cáo với Bộ TN-MT".
"Xin tặng ông Kiệt mớ cỏ cây…"
Đào đường: sai phạm dây dưa sẽ đề nghị truy tố ĐB Đặng Văn Khoa cho rằng ông Trần Quang Phượng chỉ đánh giá đơn vị thi công không rào chắn, tái lập đường kém là không nghiêm túc, là quá nhẹ nhàng. Các đơn vị này làm như vậy là thiếu trách nhiệm, coi thường người dân, coi thường công luận... Đại biểu Khoa hỏi: "Các trường hợp này người dân có thể kiện ra tòa được không?". Ông Phượng quả quyết: "Với một số đơn vị thi công vi phạm nhưng vẫn cố tình dây dưa, sở sẽ yêu cầu thanh tra sở bàn giao biên bản hồ sơ cho công an để chuyển thành một vụ án chứ không xử phạt bình thường". |
ĐB Nguyễn Đăng Nghĩa lại đặt vấn đề hàng trăm mét khối chất thải hầm cầu "tung hoành khắp TP", Sở TN-MT chưa quản lý được. "Tôi muốn cảnh báo một điều, hiện nay dịch tiêu chảy cấp, dịch tả vẫn là những vấn đề nóng bỏng... Vậy mà quản lý chất thải hầm cầu, phân người như thế thì nguy quá” - ông Nghĩa nói. Ông Đào Anh Kiệt cam kết từ đây đến cuối năm chất thải hầm cầu sẽ được quản lý và xử lý triệt để, không để đổ bậy, đổ lung tung nữa.
Chất vấn đang "nóng" thì ĐB Đặng Thành Tâm làm cả hội trường xôn xao khi ông tự giới thiệu mình là thành viên của Hội đồng tư vấn Apec, đồng thời bày tỏ ý kiến không đồng tình với cách chất vấn của một số ĐB. Ông nói nếu cứ đè nặng áp lực, một đồng chí nào đó từ chức thì liệu có giải quyết vấn đề được không? ĐB Tâm còn phát biểu nhiều vấn đề khác, kéo dài hàng chục phút...
Dường như không chịu nổi, ĐB Trương Trọng Nghĩa sốt ruột giơ tay liên tục ba lần xin quyền phát biểu ngay trong lúc ĐB Tâm còn say sưa với chiếc micro trên tay. ĐB Trương Trọng Nghĩa thẳng thắn: "Tôi không tán thành với những ý kiến của ĐB Tâm... Tôi không biết ai đã bầu anh Tâm làm Hội đồng tư vấn Apec, còn chúng ta ở đây là những người do dân bầu lên". Ông Nghĩa cho rằng những vấn đề về môi trường được đặt ra tại phiên chất vấn hôm nay cũng chưa đáp ứng được mức độ quan tâm và hiện trạng ô nhiễm đang bao vây cuộc sống người dân.
Cấm xe 3-4 bánh tự chế: có thể còn hoãn nữa
Trả lời băn khoăn của ĐB về lộ trình thực hiện quá trình chuyển đổi, cấm xe 3-4 bánh tự chế, ông Trần Quang Phượng - giám đốc Sở GTVT - dè dặt: "Vào tháng tư chúng tôi đã đề xuất gia hạn đến cuối năm 2008. Đề án chuyển đổi đã lập đến sáu lần. Hơn 21.000 người nghèo đang cần phải có chính sách xã hội để hỗ trợ chuyển đổi nghề cho họ. Trong khi đó, muốn đổi xe bốn bánh thì giá thấp nhất là 130 triệu (xe tải nhẹ). Nên vấn đề cho vay, tính lãi suất như thế nào hoặc không cho sử dụng xe 3-4 bánh nữa thì phải tính chính sách học nghề, chuyển đổi cho người dân...".
Ông Phượng cho rằng những chính sách giải quyết cho người chạy xe 3-4 bánh tự chế chỉ có thể hoàn thiện khi UBND quận huyện xác định rõ tình hình thực tế của mình, Sở GTVT sẽ tổng hợp và hoàn chỉnh đề án trong tháng bảy. "Nếu đến tháng bảy chính sách hỗ trợ không xong thì có khả năng sẽ tiếp tục hoãn việc thực hiện đến sau 31-12-2008".
Trả lời những bất bình của cử tri Q.Thủ Đức về công trình cầu vượt Gò Dưa kéo dài nhiều năm, cầu chính xây xong đã lâu nhưng đến nay chưa đưa vào sử dụng, ông Trần Quang Phượng nói công trình này hiện còn vướng giải tỏa mấy chục hộ dân nên chưa thể thi công được phần đường dẫn vào cầu. Ông Phượng không cho biết vấn đề vướng mắc này bao giờ sẽ được giải quyết dứt điểm.
ĐB Huỳnh Công Hùng - phó Ban kinh tế và ngân sách HĐND TP - nói: "Vụ việc này đã được đặt ra qua tám kỳ họp HĐND TP rồi...". ĐB Hùng cho biết sở dĩ chưa giải tỏa được một số hộ dân do ngay từ đầu có những sai sót trong việc ban hành quyết định thu hồi đất của UBND TP như: ban hành quyết định không đúng thẩm quyền, nội dung không rõ ràng... ĐB Hùng cho rằng UBND Q.Thủ Đức không đủ sức giải quyết vấn đề "mắc cạn" ở công trình cầu vượt Gò Dưa, trách nhiệm thuộc về UBND TP.
Xin phép xây dựng: "phải qua dịch vụ mới trơn tru…"
Giải thích về tình trạng xây dựng không phép, sai phép vẫn còn khá phổ biến, lần đầu tiên trả lời chất vấn với cương vị giám đốc Sở Xây dựng, ông Nguyễn Tấn Bền thẳng thắn: "Ngoài ý thức chấp hành của người dân kém, không ít nguyên nhân do chính những qui định cứng nhắc của pháp luật hiện hành".
Theo ông Bền, lập và công bố qui hoạch là trách nhiệm của cơ quan chức năng, nhưng nhiều nơi không có qui hoạch nên không cấp phép được, dẫn tới người dân tự xây. Ông Bền cũng cho rằng giấy phép xây dựng hiện nay quá chi li, người dân thực hiện xê dịch một chút là lập tức bị phạt. "Cầu thang đặt bên trái hay bên phải có ảnh hưởng gì tới không gian, mật độ xây dựng hay tầng cao đâu mà phải qui định? Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND TP bỏ hết những qui định không cần thiết này" - ông Bền nói.
"Nhiều cử tri than phiền rằng muốn có giấy phép xây dựng phải mất 3-4 tháng, xin qua dịch vụ thì trơn tru, còn tự xin thì trầy trật, giám đốc giải quyết thế nào?" - đại biểu Võ Văn Sen hỏi. Ông Bền phân tích: "Hiện nay cấp phép xây dựng được quản lý theo qui trình ISO, hồ sơ hoàn chỉnh thì không thể chậm. Kẽ hở là công đoạn chuẩn bị hồ sơ, cán bộ chúng ta cứ lợi dụng để đòi bổ sung cái này, bổ sung cái kia".
Theo ông Bền, Sở Xây dựng đang rà soát và tiếp tục kiến nghị TP, Bộ Xây dựng lược bỏ những qui định, những thủ tục không cần thiết. Ông Bền công bố luôn số điện thoại di động của ông là 0903707108 và đề nghị các đại biểu và người dân liên hệ nếu phát hiện cán bộ gây phiền hà. "Tôi sẽ trực tiếp xử lý ngay không cần qua phòng ban mất thời gian" - ông Bền tuyên bố.
Giá tăng, người dân thêm khổ
Các câu hỏi dành cho giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội Nguyễn Thành Tâm hầu hết tập trung vào vấn đề an sinh xã hội cho người nghèo và công nhân trong bối cảnh giá tiêu dùng tăng cao. Ông Tâm nói qua khảo sát của sở, người nghèo, cận nghèo và công nhân lao động là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất do lạm phát. Chuẩn nghèo theo thu nhập 6 triệu đồng/người/năm không còn phù hợp, hiện nay người dân muốn đủ sống phải có thu nhập không dưới 10 triệu đồng/người/năm. UBND TP đã chỉ đạo các địa phương hỗ trợ các hộ nghèo 200.000-500.000 đồng/hộ, nhưng theo ông Tâm, để có phương án hỗ trợ thiết thực hơn thì còn phải tùy thuộc vào mức độ lạm phát trong thời gian tới.
Nhận xét về phiên chất vấn, bà Phạm Phương Thảo - chủ tịch HĐND TP.HCM - khẳng định nội dung chất vấn đã nêu bật được nhiều vấn đề bức xúc mà cử tri TP quan tâm. Tuy nhiên cũng có những vấn đề vượt quá tầm của sở ngành, nên UBND TP cần trực tiếp hoặc kiến nghị trung ương tháo gỡ.
Sáng nay (3-7) kỳ họp tiếp tục phiên thảo luận tại hội trường. Buổi chiều kỳ họp thông qua các nghị quyết và bế mạc.
Vụ báo chí Nhật đưa về việc "lót" tiền cho quan chức VN: Nhiều đại biểu HĐND quan tâm Bên lề kỳ họp, trao đổi với Tuổi Trẻ, một số đại biểu HĐND TP nói rằng theo báo chí, cơ quan chức năng của Nhật đang tiến hành điều tra Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (Pacific Consultants International - PCI, trụ sở chính tại Nhật) hối lộ 20 triệu yen Nhật (khoảng 200.000 USD) tiền mặt cho các quan chức tại VN để được nhận các dự án từ nguồn vốn ODA. Các đại biểu này muốn có thông tin chính thức về vụ việc, vì PCI đã tham gia hai dự án ODA lớn ở TP.HCM là dự án đại lộ đông-tây và dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM. Trả lời PV Tuổi Trẻ về vấn đề này, ông Huỳnh Ngọc Sĩ, phó giám đốc Sở GTVT, giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ đông-tây và môi trường nước TP, cho biết đây là việc quá lớn nên không trả lời được. Q.Thanh - N.Hậu |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận