Việt Nam vừa có 7 trường ĐH lọt top 500 ĐH châu Á theo xếp hạng của QS (QS World University Rankings - bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường ĐH trên thế giới của Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds - Anh quốc).

Cũng trong năm 2018, lần đầu tiên hai ĐH Quốc gia được "điểm danh" trong top 1.000 ĐH thế giới.

Việt Nam góp mặt 7 ĐH (tăng 1 trường so với năm trước là Trường ĐH Tôn Đức Thắng), với thứ hạng lần lượt là ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng.

Trong đó, ĐH Quốc gia Hà Nội ở vị trí 124, tăng 15 bậc so với vị trí 139 của năm trước, ĐH Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 261-270, tăng 30 bậc so với vị trí 291-300 của năm 2017.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Nghiêm Xuân Huy - viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội - nhận định: Kết quả xếp hạng cho thấy giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam đang có những bước biến chuyển tích cực theo hướng hội nhập quốc tế.

Nói như vậy vì để "hợp lệ" và có mặt trong bảng xếp hạng, các trường trước hết phải đạt được một số chỉ số ngưỡng nhất định - vốn là những yêu cầu khá cao, đặc biệt là về năng lực khoa học công nghệ.

Chất lượng cao, thứ hạng sẽ cao - Ảnh 1.
Chất lượng cao, thứ hạng sẽ cao - Ảnh 2.

- Thật ra đây không phải là một kết quả quá bất ngờ. Nhìn vào danh sách 7 cơ sở GDĐH này có thể thấy đây đều là những đơn vị đào tạo và nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực có uy tín của Việt Nam, có sự quan tâm phát triển cả đào tạo và nghiên cứu khoa học một cách khá hài hòa.

Những năm gần đây, các trường ngày càng quan tâm nhiều hơn đến hoạt động nghiên cứu khoa học, thúc đẩy hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học thông qua các dự án đầu tư và chính sách khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu, công bố quốc tế.

Vì vậy, lượng công bố trên hệ thống Scopus tăng mạnh.

Chất lượng cao, thứ hạng sẽ cao - Ảnh 3.

Ban tư vấn nhóm ngành Khoa học xã hội, kinh tế, luật, y dược, quân đội, công an… tư vấn cho học sinh tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2018 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP.HCM chiều 28-1-2018 - ẢNH: QUANG ĐỊNH

Chất lượng cao, thứ hạng sẽ cao - Ảnh 4.

- Trước hết, cơ hội cho người học trong việc lựa chọn những cơ sở GDĐH có uy tín và chất lượng sẽ rõ ràng hơn. Nên nhớ vai trò của khoa học công nghệ trong GDĐH vô cùng lớn. GDĐH không chỉ là dạy nghề.

Người tốt nghiệp ĐH không chỉ là những người biết làm một số việc thuộc chuyên môn, mà còn cần là những người biết tư duy hệ thống, có kỹ năng giải quyết vấn đề và năng lực học tập suốt đời - những điều này chỉ được hình thành từ một môi trường học thuật sôi động, nơi hoạt động nghiên cứu khoa học diễn ra đa dạng và giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu.

Chất lượng cao, thứ hạng sẽ cao - Ảnh 5.

Các cơ sở giáo dục được xếp hạng đều là những cơ sở đáp ứng được những yêu cầu nhất định về năng lực khoa học thông qua tỉ lệ giảng viên là tiến sĩ, số lượng và chất lượng công trình khoa học được công bố trên các tạp chí có uy tín, mạng lưới nghiên cứu quốc tế đã tham gia.

Từ góc độ xã hội, tuy xếp hạng không phải là mục tiêu phát triển tối thượng của trường ĐH, nhưng nó tạo động lực để các trường mạnh dạn đổi mới và đầu tư phát triển một cách hài hòa cả về đào tạo, nghiên cứu.

Các bảng xếp hạng dù chỉ phản ánh một phần chất lượng hoạt động của nhà trường, nhưng về cơ bản luôn nhìn nhận trường ĐH với những tiêu chí khá toàn diện như đào tạo, nghiên cứu, hợp tác quốc tế.

Như vậy, một cách gián tiếp, không chỉ đào tạo mà khía cạnh khoa học công nghệ của hệ thống cũng sẽ có những biến chuyển tích cực. Điều này có lợi cho cả môi trường GDĐH.

Chất lượng cao, thứ hạng sẽ cao - Ảnh 6.

- Việc lọt vào các bảng xếp hạng trước hết giúp các trường bước đầu có uy tín quốc tế nhất định, được các đối tác và người học quốc tế "quan tâm".

Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là họ nhìn nhận được vị trí của mình trong tương quan với các trường khác, từ đó có những kế hoạch phát triển hợp lý hơn, tiếp cận gần hơn với những tiêu chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế.

Ngoài ra, nghiên cứu các tiêu chí xếp hạng cũng cho các trường những hàm ý hữu ích trong vấn đề quản trị ĐH, đặc biệt là quản trị theo kết quả đầu ra và tiếp cận đảm bảo chất lượng.

Chất lượng cao, thứ hạng sẽ cao - Ảnh 8.

- Nhìn vào top 100 của bảng xếp hạng QS thế giới, không có trường ĐH nào là trường đơn ngành hoặc thuần túy ứng dụng ("hẹp" nhất là ở mức "ĐH công nghệ", tức là polytechnique hoặc technology).

Tương tự, trong top 100 châu Á cũng chỉ có 2 trường không mang tính chất "tổng hợp" (comprehensive) hoặc đa ngành. Rõ ràng, mô hình trường đơn ngành hoặc thuần túy ứng dụng không có lợi thế cạnh tranh trong xếp hạng.

Trong khi đó, nhìn vào hệ thống GDĐH của Việt Nam thì dường như ta đã và đang có quá nhiều cơ sở giáo dục đơn ngành, nhỏ lẻ, thuần túy ứng dụng.

Các mô hình trường như vậy thường không mạnh về nghiên cứu cơ bản hoặc các lĩnh vực có khả năng công bố quốc tế lớn, dẫn tới không mạnh trong nhiều chỉ số xếp hạng.

Đây có lẽ cũng là điều mà các cấp quản lý vĩ mô cần tính đến trong bài toán quy hoạch mạng lưới GDĐH, nhằm tập trung nguồn lực, phát triển mũi nhọn để gia tăng năng lực cạnh tranh quốc tế của toàn hệ thống.

Chất lượng cao, thứ hạng sẽ cao - Ảnh 9.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tư vấn cho học sinh tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2018 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP.HCM chiều 28-1-2018 - ẢNH: QUANG ĐỊNH

Còn ở góc độ trường ĐH, do hoàn cảnh kinh tế đất nước, một thời gian dài các trường chủ yếu chỉ quan tâm đến vấn đề đào tạo.

Hoạt động khoa học công nghệ - đặc biệt là nghiên cứu cơ bản - mới được quan tâm gần đây, với "ngòi nổ" mạnh nhất là Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia NAFOSTED.

Chất lượng cao, thứ hạng sẽ cao - Ảnh 10.
Chất lượng cao, thứ hạng sẽ cao - Ảnh 11.
Chất lượng cao, thứ hạng sẽ cao - Ảnh 12.

- Muốn có thứ hạng cao thì trước hết chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học phải tốt. Mà muốn có chất lượng đào tạo, nghiên cứu tốt, trước hết cần phải triển khai tốt các hoạt động đảm bảo chất lượng.

Phải thiết lập được hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (internal quality assurance - IQA) tốt.

Tức là phải đảm bảo các quy trình đào tạo, nghiên cứu được vận hành một cách hiệu quả, đảm bảo nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính đáp ứng các mục tiêu phát triển của nhà trường, đảm bảo và giám sát được việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục và sư phạm trong các hoạt động dạy - học.

Bên cạnh đó, sử dụng thường xuyên và hiệu quả các hoạt động đảm bảo chất lượng bên ngoài (external quality assurance - EQA) - trong đó có kiểm định và xếp hạng ĐH - để nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thực hiện sứ mệnh, mục tiêu phát triển của mình, đồng thời đối sánh với các trường khác ở một số tiêu chí cốt yếu về nghiên cứu khoa học, đào tạo và quốc tế hóa.

Mỗi bảng xếp hạng giống như một cuộc thi với những tiêu chí ưu tiên khác nhau. Thí sinh tham gia dĩ nhiên trước hết phải mạnh. Nhưng để đoạt giải thì còn cần phải phù hợp với những tiêu chí ưu tiên của bảng xếp hạng.

Việc làm tốt cả IQA và EQA giúp các trường vừa thực hiện tốt sứ mệnh của mình, vừa có cơ hội tham gia các bảng xếp hạng với vị trí khả quan.

Chất lượng cao, thứ hạng sẽ cao - Ảnh 13.

Học sinh thích thú chụp ảnh với nhân vật hoá trang trong truyện tranh của Nhật Bản tại ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2018 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP.HCM chiều 28-1-2018 - ẢNH: QUANG ĐỊNH

Chất lượng cao, thứ hạng sẽ cao - Ảnh 14.

- Thật ra không nên xem xếp hạng là mục đích của đầu tư, nhất là đầu tư trong giáo dục. Mục đích đầu tư phải là để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Như trên đã nói, chất lượng tốt thì thứ hạng cao sẽ tới.

Vấn đề là quan điểm và cách thức đầu tư như thế nào. Nếu chỉ lấy các tiêu chí của xếp hạng để đầu tư thì cả hệ thống sẽ có các trường giống hệt nhau, và như thế không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của xây dựng và phát triển đất nước.

Chưa kể, hiện nay không ít lãnh đạo trường ĐH mới xem xét chất lượng của trường chỉ ở khía cạnh đào tạo (tuyển sinh, việc làm...), mà chưa thấy vai trò của khoa học và công nghệ.

Điều này vừa khiến cho sứ mệnh của trường ĐH không được thực hiện đầy đủ, vừa ảnh hưởng đến khả năng có thứ hạng (cao) trong các bảng xếp hạng.

Cần hiểu rằng, xếp hạng là một góc độ phản ánh chất lượng theo nguyên tắc đối sánh.

Việc bằng mọi giá có thứ hạng xếp hạng sẽ vừa khiến trường ĐH không nhận diện được đúng vị thế của mình, vừa phát triển "lệch" mục tiêu và sứ mệnh đã được đặt ra.

Bên cạnh đó, việc "mua" bài báo - nếu có - cũng chỉ đem đến ý nghĩa về mặt số lượng chứ không đem đến những giá trị và chất lượng giáo dục cho trường ĐH, bởi những tác giả của những bài báo "mua" ấy không có đóng góp trực tiếp và thực sự cho công tác đào tạo và nghiên cứu của cơ sở giáo dục đó.

Chất lượng cao, thứ hạng sẽ cao - Ảnh 15.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tư vấn cho học sinh tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2018 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP.HCM - ẢNH: QUANG ĐỊNH

Chất lượng cao, thứ hạng sẽ cao - Ảnh 16.
Chất lượng cao, thứ hạng sẽ cao - Ảnh 17.


NGỌC HÀ
KIM CHI, NGUYỄN KHÁNH, QUANG ĐỊNH
KIỀU NHI
BẢO SUZU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên