Chất này là thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm thuốc diệt chuột lưu hành trên thị trường. Nhưng bà Mai không loại trừ khả năng bệnh nhân bị ngộ độc super warfarin - một chất có tác dụng kéo dài, sức mạnh gấp nhiều lần warfarin. “Người bị ngộ độc warfarin chỉ sau vài ngày là chất độc bị thải trừ hết, nhưng đối với các bệnh nhân nhập viện có biểu hiện lặp đi lặp lại, liều điều trị lại cao hơn thông thường được khuyến cáo, do vậy chúng tôi nghi ngờ đến khả năng ngộ độc super warfarin” - bác sĩ Mai nói.
Dù chưa xác định đường gây ngộ độc là từ nguồn ô nhiễm nào vì chưa có kết quả xét nghiệm, tuy nhiên bà Mai nghi ngờ do nguồn nước. Bác sĩ Mai nhận định: “Ở Tân Yên, Bắc Giang (nơi có chín bệnh nhân) có nhiều gia đình sử dụng bả chuột. Rất có khả năng chuột chết sau khi bị đánh bả, làm nhiễm độc nguồn nước, từ đó gây ngộ độc cho con người dẫn đến tình trạng xuất huyết bất thường hay chảy máu không cầm được ở các bệnh nhân trên”.
Từ tháng 11-2012 đến nay, Viện Huyết học - truyền máu T.Ư đã tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân đến từ các tỉnh thành Hà Nội, Hòa Bình, Thái Nguyên... có hiện tượng bị xuất huyết nội tạng bất thường, chảy máu ngoài da không cầm được. Trong đó có chín bệnh nhân đến từ một khu phố thuộc huyện Tân Yên, Bắc Giang.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận