04/10/2013 07:28 GMT+7

Chấn thương do quá tải ở các VĐV trẻ

HUY ĐĂNG (lược dịch từ bài viết của bác sĩ Terri Williams)
HUY ĐĂNG (lược dịch từ bài viết của bác sĩ Terri Williams)

TTO - Thể thao ngày càng được mở rộng ra với lứa tuổi học sinh, sinh viên, và đi kèm theo đó cũng là sự tăng mạnh tỷ lệ chấn thương do bị quá tải với việc tập luyện ở cường độ cao.

Theo kết quả nghiên cứu của bệnh viện nhi Boston, Hoa Kỳ, có từ 30 đến 60% số VĐV là sinh viên – học sinh gặp phải những chấn thương do bị quá tải.

Chấn thương quá tải là gì?

Theo cách suy nghĩ thông thường, chấn thương trong thể thao chủ yếu đến từ sự va chạm, những tác động vật lý đột ngột lên cơ thể của VĐV. Nhưng mặt khác, chấn thương do bị quá tải hoặc bị căng thẳng (stress injury) cũng thường xuyên xảy ra. Nó được xem như những “chấn thương vi mô” đối với cơ bắp, gân, xương và dây chằng của cơ thể, có thể gây hậu quả nặng nề sau này.

“Cơ thể con người luôn có một mức độ chịu đựng nhất định với cường độ tập luyện, những va chạm thông thường, khi nó vượt ngưỡng, cơ thể cần có thời gian để hồi phục. Thật không may, trong nhiều trường hợp một số người tiếp tục đi quá giới hạn và chấn thương do quá tải là điều tất yếu”- tiến sĩ Aaron Mares của Đại học Y khoa Pittsburgh cho biết.

Đặc biệt việc chấn thương do quá tải thường xảy ra ở các VĐV nhỏ tuổi khi chúng cố gắng theo đuổi những bài tập luyện đều đặn.

Những môn thể thao dễ dẫn đến nguy cơ chấn thương do quá tải nhất, đó là bóng đá, bóng rổ, bóng chày. Với nữ giới, điền kinh, thể dục dụng cụ và thể dục cổ vũ (cheerleading) cũng rất nguy hiểm.

Theo tiến sĩ Mares, những trường hợp có nguy cơ chấn thương do quá tải nhất, là do các trẻ em bị mất cân bằng về cơ bắp, hoặc thiếu hụt sức mạnh, sự linh hoạt. Những đứa trẻ có các sự bất thường về cơ thể như chân quá dài, đầu gối bị cong, bàn chân quá phẳng hoặc bị béo phì cũng dễ có nguy cơ này.

Những chấn thương đặc thù thường gặp do quá tải của các VĐV

- Đau khuỷu tay ở VĐV tennis, golf

- Đau đầu gối ở VĐV điền kinh

- Đau vùng vai với VĐV bơi lội

- Đứt dây chằng ở vùng gót chân, gây ra việc đi khập khiễng với những VĐV chạy bộ

 - Đau lưng do uốn gập lưng với cường độ cao ở những VĐV thể hình, thể dục dụng cụ và trượt ván.

 - Bệnh đau ở gân bánh chè (Sinding-Larsen-Johansson) với các trẻ đang tuổi dậy thì, đặc biệt đau khi co đầu gối, thường thấy ở các VĐV nhảy cao

Sau đây là những biện pháp có thể ngăn ngừa chấn thương do quá tải được đưa ra bởi học viện phẫu thuật chỉnh hình ở Mỹ:

 - Luôn thay đổi giày để thích hợp với sự phát triển của bàn chân

 - Mặc quần áo đủ độ sáng để giải phóng nhiệt cơ thể, mặc áo quần nhiều lớp để cơ động khi tập thể dục trong thời tiết lạnh.

 - Luôn làm nóng cơ thể trước khi tập luyện thực sự, điều này sẽ nới lỏng các cơ bắp và khớp.

 - Uống nửa lít nước 15 phút trước khi tập luyện. Uống tiếp đều đặn sau mỗi 20 phút tập luyện và uống thêm nửa lít nữa sau khi đã hạ nhiệt.

 - Không tập luyện khi cơ thể mệt mỏi hoặc đau đớn.

HUY ĐĂNG (lược dịch từ bài viết của bác sĩ Terri Williams)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên