Phóng to |
Già làng Phu (xã Glar- Đăk Đoa) làm một thủ tục cam kết với Su: "từ nay không làm bậy bạ nữa" |
Không nhiều, nhưng chính những “tín hữu”, những thuộc hạ của Ksor Kơk đã ném đá, đã cướp bóc, đã hung hăng cầm cung nỏ, cầm dao rựa thách thức đâm chém, đòi giết người trong những ngày 9, 10, 11-4 ở Tây nguyên.
* Tên Su - người đánh kẻng sáng sớm 10-4 triệu tập gần 100 thanh niên làng Dô và vài làng xung quanh của xã Glar, Đăk Đoa, tổ chức lên xã gây bạo loạn - nói rằng: Ngay từ đầu năm 2004, một số người dân tộc lạ mặt tự xưng là người của “tổng thống” Ksor Kơk đến gặp và vận động ai tham gia gây bạo loạn, lật đổ chính quyền cách mạng thì sau này sẽ lên TP Pleiku để “tổng thống” chia nhà cửa.
Su kể: “Nó nói với mình là nếu tích cực sẽ được Ksor Kơk cho làm cán bộ mà. Đuổi người Kinh về xuôi hết, lấy lại thành phố, lấy nhà lầu, ôtô nữa chia cho mình mà. Ban đầu mình chưa tin, nó bảo đất Tây nguyên là của ông bà mình để lại từ xưa, người Kinh bây giờ lên trồng cao su, trồng cà phê, trồng tiêu, người Kinh giàu, người dân tộc mình phải đuổi nó đi thì giàu thôi, không cần làm cái rẫy nữa, không cần làm lúa, làm mì nữa, sống sung sướng mà”.
* Yung là một trong những tên hung hăng nhất của Glar hôm xảy ra sự kiện. Chính Yung là kẻ ném đá nhiều nhất, táo tợn nhất. Gặp chúng tôi, Yung cứ lẩn tránh, nhờ già làng Phu, y mới chịu gặp.
Tin lành Đề Ga dạy tín hữu ném đá gây chết người à? Nghe tôi hỏi, Yung quay mặt, ngần ngừ một lúc lâu, Yung thở dài: “Người của Kơk nói rằng ở Mỹ, Kơk giàu lắm, Kơk có nhà lầu nè, nhiều quần áo đẹp, nhiều tiền nữa. Kơk sẽ làm tổng thống ở Tây nguyên. Ai không đi ném đá, đi đập phá trụ sở thì sau này Kơk sẽ đuổi đi theo người Kinh về dưới đồng bằng mà ở. Ai làm theo Kơk thì được chia nhà, chia tài sản, chia xe máy. Mình sợ người của Kơk lắm. Không làm theo không được”.
* Blưng là một thanh niên lười biếng. Già Phu bảo: “Lúc nhỏ thì nó bỏ học, cô giáo đến nhà bảo lên lớp thì nó trốn ra rẫy. Bây giờ nó lớn thì biếng nhác. Nó thích hai thứ, rượu và xe máy, nhưng nó không chịu làm rẫy, cũng không chịu làm công nhân nông trường. Nghe nói cứ kéo lên huyện, lên thành phố để được chia nhà, chia xe máy của người Kinh là nó đi”.
“Ai cũng thích giàu chớ, thích có nhiều tiền - Blưng thổ lộ - Người của Kơk nói rằng nếu đuổi hết người Kinh thì mình được làm cán bộ của “tổng thống” Kơk (!), mình được phát lương bằng đôla mà. Cái xe máy chỉ bốn trăm đô.
"Làm cán bộ của Kơk nhiều lương lắm, chẳng phải làm cái rẫy nữa, chẳng nuôi bò nữa, đuổi người Kinh thì mình được Kơk chia cao su, chia cà phê”.
Trong chuyến thăm và làm việc tại VN với tư cách cố vấn chính sách đối ngoại Trung tâm Nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Honolulu và phó chủ tịch Phòng Thương mại VN - Mỹ tại Hawaii (Mỹ), ông Charles Salmon đã có cuộc gặp gỡ báo chí tại Hà Nội ngày 21-5. Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về chính sách của Mỹ đối với những tổ chức ly khai và khủng bố như Quĩ người Thượng, ông cho biết: - Nước Mỹ muốn có một quan hệ tốt đẹp với VN. Chúng ta đã nỗ lực rất nhiều để cải thiện quan hệ song phương. Hiển nhiên, Chính phủ Mỹ sẽ theo dõi ý định của những cá nhân, những công dân Mỹ muốn làm điều gì đó tại VN nếu những hành động này đi ngược lại nghiêm trọng với luật lệ của nước Mỹ. Nước Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, nơi hội tụ của các công dân đến từ nhiều nước khác nhau. Chúng tôi cũng từng bị nhiều nước phàn nàn, ví dụ Chính phủ Sri Lanka cho rằng người Sri Lanka tại Mỹ hậu thuẫn cho Phong trào giải phóng Hổ Tamil. Chúng tôi cũng nghe từ cả nước Anh, nước thân cận với Mỹ, rằng người Mỹ gốc Ireland ủng hộ tiền cho IRA, một tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, tôi có thể khẳng định bất kỳ công dân Mỹ nào tiếp tay hoặc liên quan tới các hành động khủng bố, anh ta (chị ta) sẽ bị chính phủ truy tố. |
* Nay Loh (làng Blum, xã Kim Tân, huyện Ia Pa) là một trong những tên khá hung hãn hôm 10-4.
Khi tiếp xúc, Loh tưng tửng tỏ thái độ thiếu thân thiện: “Mình chẳng biết đâu, người ta rủ thì đi thôi”.
Mãi gần đây, Loh mới kể rằng: Trước đây có một kẻ tên là Ksor Rốt ở huyện Ayun Pa lên móc nối với tên Bình rồi đến nhà Nay Loh. Vợ Loh biết chuyện, can ngăn chồng nhưng Loh không nghe.
Loh mắng vợ: Nhà mình có bảy đứa con. Rốt bảo sẽ chia cho hai cái nhà rộng ở thị trấn Phú Thiện, tha hồ mà ở.
Nếu không làm như lời Rốt bảo, khai báo với chính quyền thì Rốt sẽ giết chết.
Chính Loh đã vận động thanh niên trong làng và lôi cả bốn đứa con của mình đi gây bạo loạn tại xã Kim Tân.
Cũng như Loh, hai tên Nay Quân (làng Riu, xã A Ma Rơng), Rơ Lan Xam (làng Ngo, xã Ia Glai, Chư Sê) cũng tổ chức, vận động thanh niên trong làng kéo lên xã ném đá, đập phá trụ sở chính quyền.
Đã xin lỗi dân làng, đã cam kết với các già làng không làm bậy nữa, nhưng liệu những kẻ lầm đường lạc lối ấy có thật sự quay lại con đường lương thiện? Đó là một vấn đề không thể lạc quan khẳng định.
Vì sao những sự kiện bạo loạn chính trị ở Tây nguyên vẫn cứ xảy ra, kể từ sau sự kiện tháng 2-2001?
Khi Ksor Kơk và Quĩ người Thượng - vỏ bọc mới của FULRO - vẫn còn nhởn nhơ trên đất Mỹ với ý đồ chống phá điên cuồng thì một bộ phận đồng bào thiểu số ở Tây nguyên vẫn còn bị lừa gạt, kích động.
Các nước nói về tính chất khủng bố và ly khai của Ksor Kơk Ngày 14-5, đại sứ Lê Lương Minh, trưởng phái đoàn VN tại LHQ, đã phát biểu tại Hội đồng Kinh tế xã hội LHQ (ECOSOC), phê phán đảng cấp tiến xuyên quốc gia (TRP) đã lợi dụng qui chế tư vấn của Ủy ban các tổ chức phi chính phủ (NGO) cho ECOSOC để tiếp tục dung túng cho Ksor Kơk theo đuổi các hoạt động khủng bố và ly khai của y tại VN. Sau đây là ý kiến của đại diện các nước trong cuộc họp này. - Đại diện Mỹ khẳng định nếu có bằng chứng xác thực chứng tỏ Ksor Kơk hoạt động khủng bố và ly khai thì đây là vấn đề nghiêm trọng, trở thành vấn đề của Hội đồng Bảo an LHQ chứ không phải của Ủy ban NGO. Tuy nhiên ông nói ông "chưa thấy các bằng chứng này". - Đại diện Cuba nhấn mạnh tổ chức MFI của Ksor Kơk là một tổ chức ly khai, chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của một nước có chủ quyền. Vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề nghiêm trọng và Ủy ban NGO phải quan tâm một cách nghiêm túc. - Đại diện Trung Quốc nói ông bị sốc trước những thông tin do VN cung cấp và ủng hộ các đề nghị của VN. Ksor Kơk phải bị lên án. Thái độ của TRP thời gian qua là ngạo mạn. Nếu Ủy ban NGO tiếp tục cho phép một thái độ như vậy thì ủy ban không chỉ mất uy tín mà còn làm hại LHQ. Ông đề nghị Ủy ban NGO trừng phạt TRP. - Đại diện Sudan cho rằng TRP mà tham gia hoạt động ly khai trong một nước thì đây là một nguồn gốc gây lo ngại lớn. - Đại diện Pakistan nói nếu Ủy ban NGO lạm dụng qui chế để đi ngược lại với mục tiêu và các nguyên tắc của LHQ thì cần phải đình chỉ qui chế này. - Đại diện Zimbabwe nói ông coi các lên án của VN là nghiêm trọng. - Đại diện Nga ủng hộ các đề nghị của VN. - Đại diện Ý cho rằng Ủy ban NGO không được ủy nhiệm xét những tố cáo liên quan đến tính chất khủng bố. Ông hi vọng Ủy ban NGO ngưng xem xét vấn đề này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận