11/08/2017 09:00 GMT+7

​Chăm sóc người già sau tai biến: đề cao tính tự chủ

T.D.V
T.D.V

Việc đề cao tính tự chủ của bệnh nhân được xem là chìa khóa để phục hồi các di chứng thể chất lẫn tinh thần sau tai biến.

Tính tự chủ quyết định 50% khả năng hồi phục

Theo thông tin từ Trung tâm nghiên cứu về đột quỵ Stroke Center (Texas, Hoa Kỳ), ngoài những di chứng về thể chất như rối loạn thị giác, rối loạn kiểm soát đại tiểu tiện, liệt vận động… phần lớn bệnh nhân đột quỵ còn chịu những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi sinh học do tổn thương mạch máu và các tế bào não.

Thêm vào đó, việc phải đối diện với tình trạng thể chất đi xuống cùng cảm giác bất lực, mặc cảm vì phải trông chờ vào sự chăm sóc, hỗ trợ từ người khác dễ khiến tình trạng rối loạn tâm lý trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, người bệnh thường có biểu hiện bi quan, giận dữ, lo lắng, chán nản, mất hy vọng ...

Là một trong những quốc gia tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người Nhật quan niệm rằng bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, môi trường sống tích cực và lối sinh hoạt lành mạnh, khuyến khích tự chủ trong sinh hoạt cá nhân chính là yếu tố quan trọng giúp người già sau tai biến tái hòa nhập cuộc sống.

Bởi về cơ bản, khi có thể tự chủ được những nhu cầu tối thiểu, người bệnh vừa có cơ hội vận động để phục hồi chức năng, vừa hóa giải được những rào cản tâm lý vì không còn bị phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người khác.

Khuyến khích tự chủ trong sinh hoạt cá nhân chính là yếu tố quan trọng giúp người già sau tai biến tái hòa nhập cuộc sống
Khuyến khích tự chủ trong sinh hoạt cá nhân chính là yếu tố quan trọng giúp người già sau tai biến tái hòa nhập cuộc sống

Một công trình nghiên cứu khác của Hofmann và các cộng sự đăng trên tạp chí Journal of Personality năm 2013 cũng đã chỉ ra mối liên hệ mạnh mẽ giữa tự chủ và mức độ hài lòng với cuộc sống: “Những người tự chủ dễ dàng đạt được những cảm xúc tích cực và mãn nguyện. Từ đó họ dễ cảm thấy thoải mái và hài lòng với cuộc sống hơn”.

Chuyển biến tích cực về tinh thần cũng giúp cho người bệnh hào hứng để tham gia các hoạt động cải thiện sức khỏe thể chất, giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh. Từ đây có thể kết luận, việc tăng cường tính tự chủ quyết định đến 50% khả năng phục hồi của bệnh nhân sau tai biến.

Làm thế nào để rèn luyện tính tự chủ?

Thực tế trong quá trình chăm sóc người già sau tai biến, đôi khi chúng ta bị nhầm lẫn giữa quan điểm về sự hiếu thảo với nhu cầu về sự tự chủ của bệnh nhân. Người thân thường cố gắng làm thay hoặc hỗ trợ người bệnh trong tất cả mọi việc, từ việc nhỏ đến việc lớn, vì không muốn họ có cảm giác bị bỏ rơi.

Tự chủ trong những vấn đề “tế nhị” như vệ sinh, người bệnh sẽ bảo vệ được lòng tự tôn, từ đó tự tin vui sống.

Tuy nhiên, cũng theo thông tin từ Stroke Center, gia đình cần phải nhận định đâu là việc bệnh nhân tự làm được và đâu là việc cần người nhà hỗ trợ. Từ đó, chúng ta tránh làm thay những việc mà người bệnh có thể tự làm, để người bệnh tự tin và nỗ lực hơn.

Trong số các hoạt động cần khuyến khích bệnh nhân tự làm, quan trọng nhất chính là những việc tự chăm sóc bản thân như rửa mặt, đánh răng, thay quần áo ... Đặc biệt, để góp phần bảo vệ lòng tự tôn của người bệnh, người nhà nên khuyến khích họ luyện tập những bài tập kiểm soát đại tiểu tiện, tự đi vệ sinh trong toilet.

Hiện nay, các sản phẩm tã giấy cho người lớn tuổi ngày càng tỏ ra hữu ích trong việc giữ gìn vệ sinh và rèn luyện nâng cao tính tự chủ. Trong đó, sản phẩm tã quần với thiết kế thun hông co giãn giúp người dùng dễ dàng tự mặc hoặc tự thay được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân có khả năng đi lại.

Bên cạnh đó, theo mô hình chăm sóc toàn diện từ Nhật Bản, các đối tượng với khả năng đi lại khác nhau sẽ cần đến sự trợ giúp của những loại tã quần khác nhau: Với người có thể tự đi lại, nên lựa chọn loại tã quần loại mỏng nhẹ mang đến sự tự tin thoải mái trong từng bước đi. Với người đi lại nhờ trợ giúp, việc di chuyển có phần khó khăn hơn, tã quần đóng vai trò “người bảo vệ”, lúc này cần lựa chọn tã quần loại siêu thấm với khả năng thấm hút cao, mang lại cảm giác an toàn tuyệt đối để người dùng an tâm tập luyện.

Thông tin thêm về sản phẩm tã quần cho người lớn tuổi

Tã quần là sản phẩm tiên tiến từ Nhật Bản, được phát triển dành cho người lớn tuổi vẫn còn khả năng đi lại. Dựa vào khả năng đi lại của từng đối tượng, người Nhật đã tạo ra 2 loại tã quần: tã quần mỏng nhẹ dành cho người có thể tự đi lại, tã quần siêu thấm dành cho người đi lại cần sự trợ giúp.

Hiện nay thị trường Việt Nam đã xuất hiện đầy đủ 2 loại tã quần kể trên, đến từ nhãn hàng tã giấy người lớn số 1 Caryn. Caryn cũng là nhãn hàng đầu tiên đưa Mô hình chăm sóc toàn diện từ Nhật Bản đến Việt Nam, với mục đích hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, khuyến khích người lớn tuổi cải thiện chức năng vận động và giữ động lực vui sống.

Tìm hiểu thêm các bài tập phục hồi chức năng cho người lớn tuổi và sản phẩm tại: Caryn.com.vn

T.D.V
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên