CEO ILA Trần Xuân Dzu: Từ công việc bán thời gian đến tâm huyết trọn đời cho giáo dục - Ảnh 1.
CEO ILA Trần Xuân Dzu: Từ công việc bán thời gian đến tâm huyết trọn đời cho giáo dục - Ảnh 2.

10 giờ sáng một ngày giữa tuần, Tuổi Trẻ hẹn gặp bà Trần Xuân Dzu tại một trường mầm non thuộc hệ thống ILO Preschool.

Trong không gian ngôi trường có tông màu tinh tế và giai điệu nhẹ nhàng của âm nhạc Mozart, bà Dzu hào hứng nói về các loại cây quanh trường bằng kinh nghiệm của một người làm vườn tỉ mỉ và đầy am hiểu. Bà yêu thích trồng cây, đặc biệt là các loại cây lá to thường thấy ở miền quê Việt Nam. 

Lớn lên với ký ức là một tuổi thơ với những tháng ngày thiếu thốn điều kiện học hành, bà cho biết từ nhỏ đã khát khao khám phá. Tự nhận mình là người may mắn, bà gặp được nơi ươm hạt, gieo mầm cho những ước mơ, khát khao của mình – đó là ILA – một tổ chức giáo dục kiến tạo thế hệ trẻ ưu việt từ những bài học tiếng Anh cho trẻ em bằng tâm huyết "làm phải tới nơi, tới chốn".

CEO ILA Trần Xuân Dzu: Từ công việc bán thời gian đến tâm huyết trọn đời cho giáo dục - Ảnh 3.
CEO ILA Trần Xuân Dzu: Từ công việc bán thời gian đến tâm huyết trọn đời cho giáo dục - Ảnh 4.

Bắt đầu gia nhập ILA từ năm 1997 với công việc bán thời gian là nhân viên ghi danh và văn phòng công ty chỉ vỏn vẹn 25 mét vuông, bà Dzu chỉ có thu nhập 1 USD/giờ. 

Nhiều năm sau đó bà Dzu quyết định gắn bó với ILA và lần lượt trải qua các công việc từ nhân viên tư vấn tuyển sinh, trưởng phòng vận hành, giám đốc bộ phận tư vấn du học, giám đốc các dự án chuyển đổi công nghệ và nguồn nhân lực… 

"Ở vị trí nào tôi cũng làm không lâu vì làm chỉn chu rồi phải rời đi, liên tục di chuyển sang nhiều bộ phận khác nhau của ILA", bà Dzu nhớ lại. Đến năm 2007, bà Trần Xuân Dzu được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc của ILA, và chính thức trở thành CEO từ năm 2011.

Thẳng thắn xác nhận ILA đã thay đổi cuộc đời của mình và nhiều đồng nghiệp, đồng thời thông qua ILA, bà Dzu và đội ngũ nòng cốt đã góp phần thay đổi cuộc đời của hàng triệu em học sinh trên khắp Việt Nam trong suốt hơn 20 năm qua.

CEO ILA Trần Xuân Dzu: Từ công việc bán thời gian đến tâm huyết trọn đời cho giáo dục - Ảnh 5.

"Phương pháp giáo dục của ILA là khuyến khích sự tự tin, tự nhiên phát triển. Những gì các em làm tốt, chúng tôi khuyến khích các em làm tốt hơn. Rất nhiều học sinh ILA đã được dạy để hiểu rõ giá trị bản thân, trưởng thành, ra trường và góp phần thay đổi thế giới", bà Trần Xuân Dzu cho biết. 

“Giáo dục cần tạo ra giá trị con người nhân văn, con người hạnh phúc”, đó là điều bà Dzu tin tưởng và theo đuổi. Để hiện thực hóa niềm tin đó, bà Dzu đã đi và tìm hiểu rất nhiều mô hình giáo dục khắp thế giới nhằm xây dựng ILA trở thành tổ chức giáo dục chính quy thật sự chất lượng cho học sinh.

ILA 25 năm giáo dục thay đổi cuộc đời

CEO ILA Trần Xuân Dzu: Từ công việc bán thời gian đến tâm huyết trọn đời cho giáo dục - Ảnh 7.

Em Tăng Mỹ Nhiên, một học sinh lâu năm tại ILA Vũng Tàu, người vừa qua Mỹ du học vào ngày 02/8/2022 với suất học bổng toàn phần của trường Liberty University (Virginia), kể với Tuổi Trẻ trong niềm xúc động vì đã gặp được một người truyền cảm hứng và đưa đến cho em những bước thay đổi lớn trong hành trình chinh phục ước mơ.

Tăng Mỹ Nhiên được tiếp xúc với CEO ILA Trần Xuân Dzu tại một buổi gặp gỡ của ILA ở Vũng Tàu. Ngay khi được nghe câu chuyện về quá trình bền bỉ tiến lên và chinh phục những đỉnh cao của cô Trần Xuân Dzu và hành động tri ân của cô với những đồng nghiệp tại ILA đã khiến Mỹ Nhiên cảm thấy được truyền cảm hứng.

CEO ILA Trần Xuân Dzu: Từ công việc bán thời gian đến tâm huyết trọn đời cho giáo dục - Ảnh 8.

"Em chứng kiến cô Dzu tri ân từng người một, nói lời cảm ơn và nhớ ngay cả những điều nhỏ nhất của những người cùng làm việc với cô. Khoảnh khắc đó em biết rằng mình mong muốn không chỉ là học giỏi tiếng Anh mà còn trau dồi những kỹ năng khác để có một cộng đồng ILA tuyệt vời và ai cũng đoàn kết và sẵn sàng cùng hoàn thành những sứ mệnh lớn như cô Dzu", Mỹ Nhiên chia sẻ.

Điều mà Mỹ Nhiên cảm thấy rất biết ơn nữa đó là tuy là một vị CEO quyền lực tại ILA nhưng cô rất gần gũi và tạo cho học sinh niềm tin và sự khám phá nội lực của bản thân. "Trước đây em chưa tự tin vào khả năng tiếng Anh của mình, nhưng từ khi em gặp cô Dzu thì cô Dzu luôn động viên và tin tưởng vào khả năng của em. Chỉ như thế thôi nhưng em thấy mình tự tin hơn và ngày càng nỗ lực, cố gắng nhiều hơn và đã tiến bộ để đạt kết quả tốt" – Tăng Mỹ Nhiên kể.

CEO ILA Trần Xuân Dzu: Từ công việc bán thời gian đến tâm huyết trọn đời cho giáo dục - Ảnh 9.

Năm 2020-2021 là hai năm khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, đặc biệt với ngành giáo dục khi phải thực hiện giãn cách xã hội. Trong khi nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục Việt Nam lựa chọn thu hẹp hoạt động kinh doanh, từ cắt giảm nhân sự tới giảm số lượng trung tâm giảng dạy, thì dưới sự điều hành của bà Dzu, ILA vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức.

ILA chủ động chuyển đổi dần sang mô hình ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, bắt đầu bằng những lớp học trực tuyến dành cho học viên trong giai đoạn giãn cách. Có thể coi đây là điểm khởi đầu cho những tính toán của bà Trần Xuân Dzu về một nền tảng công nghệ giáo dục (EduTech) dành cho ILA trong tương lai.

Theo dõi Diễn đàn kinh tế thế giới và tham gia nhiều hội nghị giáo dục toàn cầu, bà Dzu hiểu rằng, với sự phát triển của công nghệ, trong những thập kỷ tới sẽ có hàng chục triệu việc làm mất đi, và trong tương lai, trẻ em khó xác định được công việc phù hợp. Hệ thống giáo dục không thể đợi cho đến khi tương lai diễn ra mới biết đó là những nghề nghiệp gì để dạy các em.

CEO ILA Trần Xuân Dzu: Từ công việc bán thời gian đến tâm huyết trọn đời cho giáo dục - Ảnh 10.

Nhận biết điều này từ sớm, nên từ năm 2014, ILA đã tiên phong áp dụng mô hình "Học qua dự án" (Project Based Learning). Đây là mô hình không chỉ giúp học sinh xuất sắc tiếng Anh, mà còn dạy các em 6 nhóm kỹ năng mềm để các em dễ dàng thích nghi và phát triển thành công dân toàn cầu trong tương lai.

Dưới sự điều hành của bà Dzu, đến nay ILA đã có hơn 50 trung tâm giảng dạy tại 13 tỉnh thành toàn quốc, đào tạo hơn 1 triệu lượt học viên xuất sắc tiếng Anh, và giúp hàng chục ngàn học viên thực hiện thành công ước mơ du học. Chưa bằng lòng với quả ngọt sau nhiều năm vun trồng từ lĩnh vực giáo dục, bà Trần Xuân Dzu tiếp tục thách thức bản thân với những khát vọng xa hơn dành cho ILA.

CEO ILA Trần Xuân Dzu: Từ công việc bán thời gian đến tâm huyết trọn đời cho giáo dục - Ảnh 11.
CEO ILA Trần Xuân Dzu: Từ công việc bán thời gian đến tâm huyết trọn đời cho giáo dục - Ảnh 12.

Năm 2020, ILA cho ra đời hệ thống trường mầm non ILO (trong tiếng Phần Lan nghĩa là Hạnh phúc) với một bước phát triển có tính đột phá từ sự kết hợp tinh hoa giữa ILA - tổ chức giáo dục hàng đầu Việt Nam có kinh nghiệm hơn 20 năm thấu cảm với trẻ em và đời sống xã hội Việt Nam hiện đại – cùng chương trình giáo dục mầm non từ HEI Schools - do Đại học Helsinki danh tiếng hàng đầu thế giới với bề dày lịch sử lâu đời nhất ở Phần Lan đồng sáng lập.

Không giống như những ngôi trường mầm non nhiều màu sắc, ILO được thiết kế với không gian tinh tế theo phong cách Scandinavian (Bắc Âu) cùng âm nhạc Mozart nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ. Phòng học tràn ngập ánh sáng tự nhiên, tạo cảm giác dễ chịu, giúp các em phát triển thể chất và tinh thần lành mạnh, mang đến năng lượng tích cực và trí tuệ cảm xúc phong phú.

Với ILO, bà Dzu dành nhiều tâm huyết tới từng góc sân, mảng xanh cây trồng chỉ để tạo ra môi trường học tập tự nhiên nhất. "Tôi sinh ra trong giai đoạn rất khó khăn, không có nhiều cơ hội học hành, nhưng chính vì trải qua khó khăn, biết ơn những khó khăn mới có thể khao khát một nền giáo dục tốt cho trẻ thơ", bà Dzu chia sẻ.

CEO ILA Trần Xuân Dzu: Từ công việc bán thời gian đến tâm huyết trọn đời cho giáo dục - Ảnh 13.

Có lẽ điều đó đã nhen nhóm một giấc mơ về những ngôi trường mang tên Hạnh Phúc trong bà Dzu. Chọn tinh hoa giáo dục hạnh phúc của Phần Lan, bà Dzu muốn tập trung vào phát triển tiềm năng của cá nhân, giúp cá nhân tự tin biết mình muốn gì và theo đuổi giấc mơ của chính mình.

Với mô hình ILO, bà Dzu muốn khởi tạo một môi trường học tập riêng biệt cho độ tuổi mầm non, để học sinh Việt Nam được quan tâm, chăm sóc và tận hưởng những điều kiện giáo dục tốt nhất. "Nơi học tập phải như ở nhà, tự nhiên và hòa vào thiên nhiên để trẻ em cảm thấy thư giãn, vui vẻ và chuyện học trở nên tự nhiên như là sống, điều đó sẽ đi theo trẻ cả đời", bà Dzu nói.

Chia sẻ về việc đầu tư nghiêm túc và chi phí cao trong khi nhiều trường ILO có số lớp học chỉ từ 8-12 lớp và sĩ số học sinh rất giới hạn, bà Trần Xuân Dzu thừa nhận: 

"So với những gì đang được đầu tư cho ILO, học phí không phải là khoản đủ để có thể trang trải. Tuy nhiên, khi đã xác định làm giáo dục thì điều quan trọng là phải làm cho đúng, từ từ nhận được sự tin tưởng của phụ huynh. Kết quả kinh doanh và lợi nhuận sẽ đến sau đó. Có rất nhiều thử thách để vượt qua nhưng đó vẫn là một giấc mơ có giá trị để theo đuổi".

CEO ILA Trần Xuân Dzu: Từ công việc bán thời gian đến tâm huyết trọn đời cho giáo dục - Ảnh 14.
BẮC LINH
AITECH ASIA


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Chủ đề: xuandzu ILA
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên