07/08/2019 08:00 GMT+7

Cảnh giác với biến chứng sốt xuất huyết khó lường ở trẻ em

P.Q
P.Q

Sốt xuất huyết rất dễ khiến cơ thể mệt mỏi đến mức suy kiệt, sau đó gây ra các biến chứng nguy hiểm, tuyệt đối không thể chủ quan.

Cảnh giác với biến chứng sốt xuất huyết khó lường ở trẻ em - Ảnh 1.

Nằm cùng phòng bệnh với con gái lớn đang bị sốt xuất huyết, chị Mai Lan (36 tuổi, TP.HCM) kể gần 10 ngày qua, gia đình luôn trong trạng thái căng như dây đàn. Mẹ mệt đừ vì sốt xuất huyết vẫn phải chăm con truyền tiểu cầu ngày đêm. 

Thế nhưng, chị không thôi lo lắng về bé trai 2 tuổi ở nhà, sợ đàn muỗi lảng vảng quanh khu xóm có thể đốt bé mắc bệnh.

"Bác sĩ nói sốt xuất huyết nhiễm lần sau luôn nặng hơn lần đầu, bé út nhỏ quá, nếu lại mắc giống mẹ và chị thì sức đâu chịu nổi. Sốt xuất huyết khiến cơ thể đau mỏi, suy kiệt lắm, đến mức không thiết ăn nói gì cả", chị Linh lo lắng.

Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ diễn tiến khó lường. Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Sốt xuất huyết (Bệnh viện Nhi Đồng 1), mỗi ngày viện tiếp nhận và điều trị hơn gần 100 bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. 

Không ít trẻ đến viện trong trạng thái sốt cao, khó thở, nói nhảm, vật vã, mạch quay không bắt được, sốc phải thở máy... Cấp cứu chậm trễ, trẻ có thể xuất huyết nội tạng, suy gan, suy thận, viêm não... khó cứu chữa.

Cảnh giác với biến chứng sốt xuất huyết khó lường ở trẻ em - Ảnh 2.

Bác sĩ Tuấn cảnh báo các phụ huynh không nên chủ quan với dịch bởi sốt xuất huyết rất dễ khiến cơ thể mệt mỏi đến mức suy kiệt, sau đó gây ra các biến chứng nguy hiểm. 

Dịch sốt xuất huyết đang có nguy cơ bùng phát mạnh nhất từ trước đến nay với 105.000 ca mắc trên cả nước, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái và đã làm hơn 10 người tử vong.

Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao kèm đau đầu, đau mỏi toàn thân... thì nên nghĩ đến sốt xuất huyết đầu tiên, tránh chủ quan cho rằng cảm sốt thông thường. 

Trong 3 ngày đầu khởi phát cơn sốt, nếu trẻ sốt trên 39 độ, phụ huynh cần cho trẻ uống ngay thuốc hạ sốt chứa paracetamol đơn chất, liều dùng 10-15 mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ. 

Ví dụ, một trẻ 17-25kg thì liều dùng mỗi lần tương ứng với một gói Hapacol 250mg. Với trẻ dưới 12 tuổi, liều dùng không quá 1.000mg cả ngày (4 gói 250mg).

Bác sĩ Tuấn cũng lưu ý tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt aspirin, analgin, ibuprofen vì có thể gây xuất huyết, toan máu. Đây là sai lầm thường gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn. 

Nếu sốt cao không hạ, cũng chỉ uống thuốc chứa paracetamol kết hợp nới lỏng quần áo, lau mát bằng nước ấm. Ngoài ra, tích cực bù dịch sớm bằng đường uống (nước oresol, nước sôi để nguội, nước trái cây, nước cháo loãng pha muối).

Cảnh giác với biến chứng sốt xuất huyết khó lường ở trẻ em - Ảnh 3.

"Nếu sốt liên tục 24h không hạ hoặc sốt cao 3 ngày, nên đến bệnh viện ngay làm các xét nghiệm máu để xác định trẻ sốt xuất huyết hay không, mức độ nặng nhẹ thế nào, có thể điều trị tại nhà hay phải nhập viện khẩn cấp, cần truyền dịch hay truyền tiểu cầu...", bác sĩ Tuấn nhấn mạnh.

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Liên hệ: 0292.3891433.

Giấy tiếp nhận QC: 0759/14/QLD-TT. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

P.Q
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên