14/06/2018 10:51 GMT+7

Cảnh báo tin giả ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

LÊ THANH HẢI
LÊ THANH HẢI

TTO - Tin tức giả có thể khiến trẻ em thêm lo lắng, làm tổn thương lòng tự trọng và làm "méo mó" cái nhìn của các em dành cho thế giới.

Cảnh báo tin giả ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ - Ảnh 1.

Tin giả ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ - Ảnh: GETTY

Vài tuần trước, Chloe, 13 tuổi, đã chia sẻ một câu chuyện về cái chết của Sylvester Stallone, nam diễn viên mà cô bé rất yêu thích.

"Cháu nghĩ rằng tin đó là thật và chia sẻ nó với các thành viên trong gia đình. Rất nhiều người khá buồn", cô bé nói.

Tuy nhiên, khi biết được sự thật rằng Sylvester Stallone vẫn còn sống và khỏe mạnh, Chloe cho biết cô cảm thấy mình "thật ngu ngốc".

"Lẽ ra cháu nên xem xét nó nhiều hơn một chút trước khi đăng", cô bé nói thêm.

Một trường hợp khác là Mitch. Khi 13 tuổi, Mitch đọc được ra một câu chuyện mà cậu nghĩ là một tin tốt lành trên Twitter: Một chiếc máy bay bị mất tích đã được tìm thấy và mọi người trên đó đều an toàn, và có cả hình ảnh kèm theo.

Cậu bé cảm thấy thích nó nên chia sẻ lại và một số bạn bè của cậu cũng đã làm như vậy.

Tuy nhiên, trong vòng vài giờ sau, nó bị phát hiện là giả, bức ảnh trong câu chuyện chỉ là một tấm hình cũ được xài lại. Mitch và bạn bè của mình đã bị lừa.

Giờ đây Mitch đã 16 tuổi. Cậu cho biết vẫn còn nhớ là mình bực mình như thế nào khi phát hiện ra câu chuyện đó là giả và các gia đình không tìm được người thân của họ. Cậu nói mình cảm thấy bị "sốc, ngu ngốc và xấu hổ".

Theo một báo cáo từ một nhóm nghị sĩ Anh, tin tức giả có thể gây hại đến "sức khỏe, lòng tin vào báo chí và sự dân chủ" của trẻ em. Và Chloe hay Mitch không phải là trường hợp duy nhất.

Nhóm nghị sĩ trên đã có được các bằng chứng cho thấy tin tức giả có thể khiến trẻ em thêm lo lắng, làm tổn thương lòng tự trọng và làm "méo mó" cái nhìn của các em dành cho thế giới.

Trong một nghiên cứu dành cho báo cáo của mình, National Literacy Trust đã cho hơn 2.000 trẻ em Anh từ 8 đến 16 tuổi xem sáu tin bài, với hai trong số đó là giả mạo, và yêu cầu các em xác định bài nào là thật và bài nào là giả. Chỉ có 2% là đoán đúng.

Theo BBC, gần một nửa số học sinh trung học cho biết các em nhận tin tức từ các mạng xã hội, đặc biệt là Snapchat, và chỉ khoảng 1/4 tin tưởng những gì các em đọc ở đó.

Tất cả điều này góp phần vào một nền văn hóa của sự sợ hãi và không chắc chắn trong giới trẻ, báo cáo cho biết.

Báo cáo cũng thấy rằng những trẻ em có kỹ năng đọc viết kém nhất - thường là nam, và những em có hoàn cảnh khó khăn ít có khả năng phát hiện ra tin giả nhất.

Nghị sĩ Lucy Powell cho biết những phát hiện trên đã nêu bật "một sự thiếu hụt nguy hiểm trong kỹ năng đọc viết mà trẻ em và thanh thiếu niên cần phải có để tìm ra cách đối mặt với thế giới kỹ thuật số và nhận diện tin tức giả mạo".

"Điều này đang khiến các em bị nhầm tin giả là thật, trở nên lo lắng khi tin vào những câu chuyện sai lạc và có nguy cơ tiếp xúc với các chương trình độc hại", bà nói thêm.

Người trình bày bản báo cáo, Mariella Frostrup, nói rằng báo cáo trên là "một lời nhắc nhở quan trọng về sự cần thiết phải trang bị cho những người trẻ sự tự tin và kỹ năng để các em vượt qua 'rừng' tin tức và thông tin giả mạo".

Trong số các trẻ em được hỏi trong cuộc khảo sát:

• Gần 1/2 lo lắng về việc không có khả năng phân biệt những câu chuyện nào trên các mạng xã hội mà các em tham gia là giả.

• Gần 2/3 cho biết những câu chuyện giả khiến các em ít tin vào các tin tức hơn.

• 3/4 xem tin tức trên tivi và 80% cho biết các em tin vào nguồn này.

• Gần một nửa nghe tin tức radio và 75% nói rằng các em tin tưởng.

Tin giả bắt cóc biến đám đông thành tội nhân ở Ấn Độ Tin giả bắt cóc biến đám đông thành tội nhân ở Ấn Độ

TTO - Cảnh sát Ấn Độ mới đây đã bắt 16 người để điều tra vụ đám đông cùng đánh đập đến chết 2 người đàn ông - nạn nhân mới nhất trong vụ lan truyền tin giả về bắt cóc trẻ em ở đất nước này.

LÊ THANH HẢI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên