Bác sĩ Huỳnh Văn Tú - Trưởng khoa Dinh dưỡng ATVSTP (Viện Y tế vệ sinh công cộng) cảnh báo: “Phẩm màu tổng hợp có khả năng gây ung thư, độc tính trên gen, độc tính thần kinh, gây ra chứng hiếu động thái quá ở trẻ em”.
Phóng to |
Các bà nội trợ lo âu trước vô vàn sản phẩm mì gói - Ảnh: Thuận Thắng |
Lẽ ra, cơ quan chức năng nên cập nhật thông tin về tác hại của E 102 sớm hơn để đưa ra những giải pháp cho nhà sản xuất hoặc khuyến cáo kịp thời cho người tiêu dùng? Gần đây, một tờ báo điện tử Việt Nam đã tổ chức một diễn dàn hỏi đáp “hoành tráng” với sự tham gia của hàng loạt nhà khoa học và các đại diện các cơ quan chức năng.
Tại diễn đàn này, PGS.TS Lê Đức Mạnh - Viện trưởng Viện Công nghiệp Thực phẩm - Bộ Công Thương thừa nhận: “Với các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, đặc biệt là các nhà khoa học của Đại học Southampton (Anh) thì ở lứa tuổi 3 tuổi và 8-9 tuổi nếu sử dụng các sản phẩm thực phẩm có chứa E102 liên tục trong một thời gian dài thì sẽ bị ảnh hưởng. Biểu hiện rõ nhất khi trẻ bị ảnh hưởng của E102 là tăng sự hiếu động, dễ cáu gắt, kém tập trung và bị ảnh hưởng đến sinh lý của nam giới”.
Một người bạn ở Nhật cho biết, ở Nhật, mì gói là thứ thức ăn có thể nói quan trọng hơn cơm, những người đi làm dùng nhiều mì gói hơn dùng cơm vì không đủ thời gian để cơm nước, chợ búa, hơn nữa thức ăn ở Nhật rất đắt, nếu ăn uống bình thường như ở Vn sẽ không có tiền tiết kiệm gửi về cho gia đình.
Ở Nhật, từ rất lâu chất E 102 cấm sử dụng cho tất cả những loại mì kể cả những loại mì sản xuất tại VN xuất đi Nhật điều đó có nghĩa ý thức bảo vệ sức khỏe con người của chính phủ Nhật cũng như người dân rất cao.... Thế thì việc hàm lượng chất E 102 có ở một số loại mì gói hiện nay là nên hay không nên?
Dù chưa có dẫn chứng cụ thể về căn bệnh do chất phẩm màu công nghiệp này gây nên nhưng ở nhiều nước trên thế giới đã có công trình nghiên cứu về chất này. Kết luận không tốt và không an toàn cho sức khỏe con người, điển hình như ở Nhật và Hàn Quốc họ tự bảo vệ sức khỏe bằng cách chính phủ cấm chất phụ gia E 102 trong mì gói dù ở hàm lượng rất thấp.
Vậy ở VN sao chúng ta chỉ ăn những loại mì gói ở ngoài bao bì ghi "không có chất E 102". Tôi nghĩ không nên để đến khi "mất bò mới lo làm chuồng".
Mỗi ngày một ít chất phẩm màu công nghiệp từ bánh kẹo, mì gói..., một ít thuốc tăng trưởng có trong các loại rau, cá thịt, trái cây... dần dần việc tích tụ này sẽ đưa đến một căn bệnh nan y không riêng gì bịnh ung thư...
Ngoài ra, Cơ quan Nghiên cứu về ung thư quốc tế cũng không xếp E102 vào nhóm các chất có khả năng gây ung thư. Mỗi cơ quan quốc tế đều có tên của nó. Tên của cơ nghiên cứu này là gì? cơ sở để đưa E102 vào mì gói dựa theo tiêu chuẩn Codex STAN 249-2006 dành cho sản phẩm mì gói.
Kể cả văn bản quy định cho chất E 102 ở hàm lượng thấp: 200mg/1kg của Bộ y tế năm 2001. Thông tin này chính xác, nhưng theo tôi được biết, dựa trên kết luận của nhiều công trình nghiên cứu của Anh, EU... chất phẩm màu công nghiệp là hoàn toàn không tốt nếu đưa trực tiếp vào việc chế biến thực phẩm cho con người.
Vì vậy Codex đã cập nhật và điều chỉnh văn bản tháng 07-2010, nếu để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng mà bài viết này chỉ đưa ra những quy định của Codex từ năm 2006 và không xem lại Codex đã ban hành năm 2010, văn bản mới nhất thì việc thông tin về chất E 102 đến NTD chưa chính xác lắm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận