Phóng to |
Ông Vũ Ngọc Sơn, giám đốc Bộ phận nghiên cứu và phát triển của Bkav (Bkav R&D), giải thích: “Một video clip được chia sẻ trên tường Facebook. Nhưng để xem được clip này, bạn được đề nghị tải về một YouTube Plugin. Nếu làm theo đề nghị này, máy tính của bạn có thể dính W32.Facetube.Worm”.
“Nhận được video clip, mọi người hầu như không nghi ngờ khi thấy nó được chia sẻ từ bạn bè của mình. Bên cạnh đó, phần đông người sử dụng cho rằng việc phải cài Plugin để xem được video clip là bình thường nên rất dễ mắc lừa. Việc phát tán mã độc theo cách như vậy tạo phản ứng dây chuyền theo cấp số nhân khiến virus lây lan rất nhanh”, ông Sơn cảnh báo.
Hiện tại Bkav đã cập nhật mẫu nhận diện dòng virus này với tên gọi W32.Facetube.Worm trong cả phiên bản diệt virus miễn phí và phiên bản thương mại. Người dùng bị nhiễm virus này có thể tải về diệt.
Trong tháng 5 đã có 3.448 dòng virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam. Các virus này đã lây nhiễm trên 6.810.000 lượt máy tính. Virus lây nhiều nhất trong tháng qua là W32.Sality.PE với 561.000 lượt máy tính. Có 210 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị hacker xâm nhập, trong đó có 7 trường hợp gây ra bởi hacker trong nước, 203 trường hợp do hacker nước ngoài. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận