Kiểm tra việc nuôi trẻ ở chùa Bồ ĐềKhông thể vô canCháu bé bị mua bán ở chùa Bồ Đề đã chết
Phóng to |
Nghi can Nguyễn Thị Thanh Trang trong vụ mua bán trẻ mồ côi ở chùa Bồ Đề tại cơ quan điều tra - Ảnh: Tư liệu Tuổi Trẻ |
Nuôi trẻ mồ côi là việc làm từ thiện đáng trân trọng, khuyến khích. Nhưng mặt khác, trẻ mồ côi là một cá thể yếu đuối, dễ bị tổn thương, lạm dụng, bóc lột, thậm chí có thể bị rao bán.
Núp dưới danh nghĩa từ thiện để trục lợi trên thân xác con người luôn là một nguy cơ tiềm tàng ở các nơi nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi.
Vụ mua bán trẻ mồ côi tại cơ sở nuôi trẻ của chùa Bồ Đề (Hà Nội) mới bị phát hiện, cùng với những chuyện bê bối khác liên quan đến trung tâm bảo trợ này mái ấm nọ bị phanh phui trong thời gian qua, cho thấy cần có thái độ đối phó nghiêm túc với nguy cơ này.
Người nhận nuôi trẻ mồ côi cũng là một con người, nghĩa là cũng luôn bị giằng xé giữa thiện và ác. Cứ tin rằng trong đại đa số trường hợp dấn thân hoạt động nhân đạo, người ta đã kiên định với lý tưởng cao cả và tự nguyện làm việc với tình yêu thương đồng loại, lòng từ bi, tinh thần hi sinh không vụ lợi.
Song các cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi thường xuyên được tiếp cận bởi những người muốn tìm kiếm trẻ nhỏ với nhiều lý do rất đa dạng, tốt có, xấu có.
Trong khung cảnh ấy, người nuôi dưỡng trẻ cũng có thể thường xuyên đối mặt với những cám dỗ. Khả năng không đứng vững trong cuộc đấu tranh với lòng tham của bản thân dẫn đến sa ngã rồi làm điều xằng bậy, phi đạo đức hoàn toàn có thể xảy ra.
Muốn xây dựng, duy trì nơi chốn nương thân bình yên cho trẻ bất hạnh, để trẻ có điều kiện sống và phát triển tương đối bình thường, mà chỉ dựa vào lòng nhân đạo phát sinh và được duy trì một cách tự nhiên ở con người là không đủ. Cần có hệ thống quản lý, kiểm soát vận hành nhân danh luật pháp, trật tự công.
Tốt nhất là coi cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi như một gia đình đông con, sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhà chức trách trước hết phải xây dựng chính sách an sinh xã hội, trong đó ghi nhận việc hỗ trợ vật chất cho trẻ sống trong cảnh nghèo khó để các trẻ này có điều kiện tồn tại và phát triển: trẻ phải được cho ăn cho mặc, được chăm sóc y tế, được đi học.
Trẻ mồ côi cũng phải được hưởng sự hỗ trợ đó. Kêu gọi, huy động sự đóng góp của xã hội, cộng đồng cho việc thực hiện chính sách này là việc cần làm, nên làm.
Nhưng hơn ai hết, chính nhà chức trách công, với tư cách người đảm nhận chức năng quản lý xã hội, chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng hệ thống phúc lợi công cộng, phải là người giữ vai trò chính trong việc bảo đảm tính khả thi của các biện pháp hỗ trợ này.
Điều cần thiết đầu tiên, mỗi khi trẻ được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng từ thiện là phải làm thủ tục khai sinh để trẻ có lý lịch dân sự, hành chính, có tư cách công dân. Phải đặt ra chế tài thích đáng và áp dụng thật nghiêm những trường hợp xao lãng thực hiện nghĩa vụ khai sinh đúng hạn cho trẻ, bao gồm trẻ mồ côi.
Bên cạnh đó, trẻ mồ côi không có người thân, bởi vậy cơ sở nuôi dưỡng đảm nhận chức năng giám hộ; nhưng Nhà nước phải lập hệ thống giám sát đối với việc giám hộ của các cơ sở đó và phải xây dựng chế độ làm việc chặt chẽ, nghiêm ngặt để hệ thống này vận hành có hiệu quả.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận