Cần cởi trói cho giáo viên

NGUYỄN THANH DŨNG
NGUYỄN THANH DŨNG

TT - Đó là chia sẻ của nhiều bạn đọc sau bài viết “Trăm việc không tên, giáo viên “hết đường” nghiên cứu” (Tuổi Trẻ 30-11). Chúng tôi trích đăng một số ý kiến.

RBy8x3Zb.jpgPhóng to
Ngoài giờ lên lớp, giáo viên tiếng Anh ở TP.HCM phải học thêm ngoại ngữ theo chuẩn châu Âu. Trong ảnh: một lớp học tiếng Anh cho giáo viên các trường THCS TP.HCM (FCE) do Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp cùng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức - Ảnh: Như Hùng

Giảng viên cũng “hết đường nghiên cứu”

Theo quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên (QĐ 64/2008/QĐ-BGDĐT), nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ quan trọng, bức thiết của giảng viên. Thế nhưng, thực tiễn hiện nay tại một số cơ sở giáo dục thì đại bộ phận giảng viên cũng quanh năm suốt tháng bù đầu bù óc với “trăm việc không tên” nên cũng “hết đường nghiên cứu”.

Thực tế, ở một số trường, những công việc sự vụ, hành chính còn “phong phú, đa dạng” hơn rất nhiều, ví dụ như ở trường tôi. Mỗi năm, trường tôi có đến những sáu kỳ thi và kiểm tra tập trung như thi tuyển sinh đại học vậy! Tập trung từ khâu ra đề (cách ly biệt lập), đến khâu coi thi, chấm thi, thanh tra thi... vô cùng nhiêu khê, căng thẳng và gây áp lực không nhỏ đến cả giảng viên lẫn người học.

Ngoài ra còn những công việc khác như hội nghị học tốt, hội nghị giáo viên chủ nhiệm, đối thoại học sinh, họp kỷ luật học sinh, họp giao ban đầu tuần... (nhiều việc trong số này là nhiệm vụ của giáo viên chứ không phải của giảng viên) và vô số cuộc họp bất thường khác như quy hoạch cán bộ cho thời gian tới, tầm nhìn... 30 năm (?!), góp ý và thông qua các văn bản, quy định do trường tùy hứng “sáng chế” ra như quy định về thi - kiểm tra, quy chế chi tiêu nội bộ, quy định về soạn thảo văn bản, quy định về nhiệm vụ giảng viên...

Riêng về nghiên cứu khoa học, nhà trường cũng có quy định bài bản hẳn hoi, nhưng khoảng 80% giảng viên trường tôi không bao giờ quan tâm gì đến nghiên cứu khoa học cả! Số tiết nghiên cứu khoa học đã được bộ quy định được chuyển sang giảng dạy để thay thế rồi. Họ quan niệm: thà đi dạy thêm tiết còn hơn là nghiên cứu những đề tài vô bổ, đối đầu với bao sự nhiêu khê để rồi xếp xó! Một số người có tâm huyết với hoạt động nghiên cứu khoa học cũng nản lòng khi mà việc nghiên cứu khoa học tại trường chỉ có giá trị duy nhất là “để xét thi đua”. Nhà trường không hề tạo điều kiện cho các đề tài nghiên cứu khoa học đích thực được có cơ hội trình bày, báo cáo ở các diễn đàn chuyên môn cấp tỉnh, cấp trung ương; không hề có một khoản kinh phí nào để hỗ trợ các đề tài có giá trị, mà người làm nghiên cứu khoa học phải 100% tự lực cánh sinh.

Chừng nào công tác nghiên cứu khoa học đối với giảng viên còn chưa được quan tâm đúng mức, thực hiện nghiêm túc thì chừng đó người giảng viên - với hai nhiệm vụ quan trọng của mình - chỉ là những người khập khiễng đi bằng một chân.

ThS ĐỖ THÀNH DƯƠNG (giảng viên Trường dự bị đại học DTTƯ Nha Trang)

Để giáo viên cống hiến hết mình

Việc nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của người thầy ngày càng trở nên xa xỉ. Ngay cả thư viện nhà trường với lượng sách phong phú nhưng hiếm khi giáo viên (GV) có thời gian xem.

Ngành giáo dục cần giảm bớt các thủ tục rườm rà về hồ sơ sổ sách. Những GV nào dạy nhiều năm ở một lớp thì nên cho phép sử dụng giáo án cũ. Nếu có chỉnh lý thì chỉnh lý ngay trong giáo án chứ không nên bắt buộc phải có sổ chỉnh lý riêng. Bởi vì nếu làm thêm sổ chỉnh lý giáo án thì GV in ra giáo án mới còn đỡ mất thời gian hơn.

Dù không kiểm tra giáo án thì GV nào trước khi lên lớp cũng phải xem bài vì sự tự trọng. Họ luôn muốn có những lời giảng bài trôi chảy, mạch lạc trước học sinh (HS) chứ không phải giảng bài theo kiểu nói chỗ này, sai chỗ kia trước HS và bị HS xem thường. Ngành giáo dục càng kiểm tra, kiểm soát GV gắt gao với những thủ tục rườm rà chỉ làm cho bầu nhiệt huyết của GV cạn kiệt và GV chỉ làm việc với tinh thần đối phó mà thôi.

Cần giảm bớt số tiết dự giờ trong năm học cho GV. Dự giờ số lượng ít nhưng GV có sự đầu tư tiết dạy chu đáo, rút kinh nghiệm nghiêm túc thì còn hơn là dự giờ quá nhiều cho đủ số lượng mà đồng nghiệp không học hỏi gì kinh nghiệm của nhau.

Dạy học là nghề nghiệp đặc trưng rất cần cái tâm và sự tự giác của người thầy chứ đâu phải bất cứ tiết dạy nào cũng có thầy cô dự giờ để kiểm tra xem GV có dạy đúng theo giáo án hay không. Hãy để cho GV tự giác đem hết bầu nhiệt huyết cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và cần trả lại sự tự do, sáng tạo cho người thầy.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Vật lộn với việc không tên, giáo viên khổ quá sức... Hãy “cởi trói” cho giáo viênGiáo viên "ôm" nhiều sổ sách: hãy để máy tính làm thayTrăm việc không tên, giáo viên “hết đường” nghiên cứu

NGUYỄN THANH DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên