21/08/2012 08:31 GMT+7

Cán bộ tốt phải dám chịu trách nhiệm

(Trích báo cáo của Ban Tổ chức trung ương, do ông Tô Huy Rứa trình bày tại hội nghị)
(Trích báo cáo của Ban Tổ chức trung ương, do ông Tô Huy Rứa trình bày tại hội nghị)

TT - Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai kết luận Bộ Chính trị về đổi mới công tác cán bộ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng việc quy hoạch cán bộ còn nhiều tồn tại, cần bổ sung để đáp ứng kỳ vọng nhân dân.

Hội nghị khai mạc tại TP.HCM sáng 20-8, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói nghị quyết trung ương 4 đã chỉ rõ lẽ ra công tác cán bộ có thể còn làm tốt hơn nữa.

T5t8UJ0J.jpgPhóng to
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ các đại biểu. Ảnh: TTXVN

Chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đó đã được ông Tô Huy Rứa - ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Tổ chức trung ương - dẫn chứng bằng những thông tin mà theo ông là đáng lo trong công tác cán bộ.

Thiếu cán bộ kế thừa trầm trọng

95% cán bộ chủ chốt đã qua luân chuyển

Kết quả luân chuyển cán bộ từ trung ương về địa phương trong hai nhiệm kỳ Đại hội IX và X đã đào tạo được nhiều cán bộ, nhiều người được bầu vào Ban Chấp hành trung ương, được tín nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở các bộ, ngành, cơ quan trung ương; trên 95% cán bộ chủ chốt HĐND, UBND và trên 98% ủy viên ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy đã qua luân chuyển.

Trên 95% cấp ủy viên, gần 100% ủy viên ban thường vụ cấp ủy nhiệm kỳ 2010-2015 và cán bộ lãnh đạo chủ chốt HĐND, UBND cấp tỉnh, huyện nhiệm kỳ 2011-2016 cùng hầu hết cán bộ được bổ nhiệm các chức danh thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đều ở trong quy hoạch.

Ông Rứa cho biết có tới 16 tỉnh thành nhiệm kỳ tới sẽ không còn cán bộ nào trong thường trực tỉnh ủy đủ tuổi tái cử; 28 tỉnh, thành phố khác chỉ còn một người đủ tuổi. Và trên một nửa ủy viên thường vụ cấp ủy của 50 tỉnh thành dự kiến sẽ không còn đủ tuổi tham gia khóa tới.

Công tác quy hoạch, luân chuyển và đào tạo cán bộ, theo ông Tô Huy Rứa, như vậy là còn yếu kém và chưa thực chất. “Một số nơi vừa đại hội xong đã đề nghị tăng số lượng cấp ủy để bổ sung cán bộ trẻ, phụ nữ. Có nơi sau một năm đại hội vẫn chưa phân công xong cấp ủy, chưa kiện toàn xong cán bộ lãnh đạo sở, ngành...” - ông Tô Huy Rứa thông tin.

Đối với vấn đề luân chuyển cán bộ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định nhiều cán bộ được luân chuyển qua hai nhiệm kỳ vừa qua đã có bước trưởng thành từ thực tế của địa phương. Tuy nhiên, không phải cán bộ nào qua luân chuyển cũng phải bổ nhiệm mà tùy theo kết quả hoạt động qua luân chuyển thế nào thì mới bổ nhiệm. Đồng thời việc luân chuyển cũng không nên thực hiện cứng nhắc với tất cả cán bộ. Ví dụ những nhà khoa học làm công tác chuyên môn sâu thì không cần phải luân chuyển.

Về đánh giá cán bộ, Tổng bí thư nhấn mạnh đây là khâu khó, cần có tiêu chí, tiêu chuẩn, cần có thông tin. Nhưng quan trọng là cái tâm, cái tầm của người đánh giá, phải thật sự là những người trong sạch, công tâm, khách quan, phải có tầm nhìn mới có thể phát hiện, đánh giá đúng cán bộ. Nhìn cán bộ phải từ nhiều góc độ, ở nhiều thời điểm, qua nhiều công việc thực tiễn, tính chất, hiệu quả công việc, xem xét giải quyết công việc như thế nào, nhất là vào những thời điểm khó khăn, thách thức. Lửa thử vàng, gian nan thử sức; đừng thấy đỏ mà tưởng là chín; người cán bộ tốt phải là người dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Không nên cứng nhắc

Đây là quan điểm được số đông đại biểu đề cập, xuyên suốt phần thảo luận cho dự thảo về quy định quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Ông Trần Quốc Huy - ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông - cho rằng không nên cứng nhắc dựa vào việc lấy phiếu tín nhiệm, tham khảo ý kiến tập thể trước khi bổ nhiệm. Bởi tỉ lệ phiếu tín nhiệm cao nhưng quan trọng là ai bỏ phiếu, có hiểu rõ về cán bộ đó không. Ông Huy đề xuất không chỉ dựa theo tỉ lệ phiếu mà nên tham khảo cả ý kiến của những người từng công tác, từng sống lâu năm với cán bộ đó và thủ trưởng của họ. “Đây mới chính là những người hiểu rõ, hiểu sâu và đánh giá toàn diện về con người được chọn bổ nhiệm, chứ không phải là những con số sau khi bỏ phiếu” - ông Trần Quốc Huy nhấn mạnh.

Đối với quy định về tuổi trong bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ, ông Trần Quốc Huy cho rằng quy định bổ nhiệm nhiệm kỳ đầu phải còn đủ tuổi ít nhất một nhiệm kỳ đang làm lãng phí nguồn lực và không có cơ sở khoa học nào cả. “Chúng ta phải sửa ngay từ bây giờ, vì điều kiện phụ nhưng là tác nhân chính gây đảo lộn trong việc bổ nhiệm cán bộ”. Ông Huy nói ngay tại tỉnh Đắk Nông vì quy định này mà không ít cán bộ có năng lực, uy tín đã không đủ điều kiện bổ nhiệm. Và thực tiễn khi còn làm phó Ban Tổ chức trung ương phụ trách 22 tỉnh phía Nam, ông cũng từng chứng kiến sự bất cập của quy định này.

Về việc luân chuyển cán bộ, ông Dương Văn An - bí thư Trung ương Đoàn - đưa ra một khái niệm rộng hơn khi cho rằng quy định không bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ có năng lực yếu, uy tín giảm sút là cứng nhắc. Ông An nói: “Không nên nghĩ luân chuyển, đào tạo cán bộ chỉ áp dụng đối với cán bộ quy hoạch mà với những cán bộ yếu kém thì luân chuyển cũng là một biện pháp để đào tạo, tạo cơ hội để cán bộ đó trưởng thành hơn”. Ông Dương Văn An cũng chỉ ra điểm không phù hợp với quy định cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo trở lên chỉ sau một năm có thể được xem xét bổ nhiệm là quá dễ dãi và cần kéo dài mức thời gian lên nhiều năm để xem xét quá trình phấn đấu trước khi bổ nhiệm.

Đối với việc bổ nhiệm cán bộ diện quy hoạch, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho rằng không nên cứ phải cán bộ trong quy hoạch mới được bổ nhiệm. Bởi lẽ hiện đang có chủ trương thu hút nhân tài thông qua thi tuyển. “Nếu quy định như vậy sẽ rất khó bổ nhiệm với những người qua thi tuyển đạt nhưng không nằm trong quy hoạch” - ông Đinh Trung Tụng nói.

Trách nhiệm của người đứng đầu đến đâu?

Ông Bùi Văn Tiếng (trưởng Ban tổ chức Thành ủy Đà Nẵng):

0UKibcad.jpgPhóng to

Tôi cho rằng chỉ cần một cán bộ dưới quyền của mình hư hỏng, sai phạm thì người đứng đầu vẫn có thể phải chịu trách nhiệm rất nặng. Thậm chí là hình sự nếu như người đứng đầu đó không chỉ dừng lại ở mức độ liên đới trách nhiệm. Nhưng ngược lại có thể ba, bốn cán bộ cấp dưới bị kỷ luật, người đứng đầu cũng không bị xử lý nếu anh đã làm đúng và hết trách nhiệm.

Ông Đinh La Thăng (bộ trưởng Bộ GTVT):

QbBlo6ih.jpgPhóng to

Tôi cho rằng công tác cán bộ là công tác tập thể chứ không phải chuyện cá nhân. Nếu quy định trách nhiệm quá cao cho người đứng đầu khi cấp dưới có sai phạm thì chẳng ai dám ký quyết định xử lý kỷ luật cấp dưới cả.

Tôi đề nghị xác định phải như thế nào là bổ nhiệm cán bộ. Tôi ví dụ trường hợp anh Dương Chí Dũng ở Cục Hàng hải, việc cho anh Dũng thôi chức chủ tịch hội đồng thành viên là phải xin ý kiến Thủ tướng, Bộ Nội vụ, các ban Đảng, Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương... thẩm định, đồng ý mới cho thôi. Sau đó, quy trình bổ nhiệm chỉ là việc của Bộ GTVT. Tôi bổ nhiệm từ một ông cấp cao hơn xuống cấp dưới nhưng lại có nhiều ý kiến xung quanh việc bổ nhiệm này, như thế có đúng không? Đề nghị phải làm rõ để thoải mái. Chứ nếu không là làm đúng hết quy trình vẫn cho ra một sản phẩm sai thì vẫn xử lý.

(Trích báo cáo của Ban Tổ chức trung ương, do ông Tô Huy Rứa trình bày tại hội nghị)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên