08/12/2006 06:05 GMT+7

Cải cách hành chính: "Một cửa" nhưng chưa bật lên được

VÕ HỒNG QUỲNH
VÕ HỒNG QUỲNH

TT - “Vấn đề đang đặt ra là phải chuyển đổi sự trì trệ, chậm chạp, thiếu trách nhiệm trong hệ thống hành chính” - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc, tổng thư ký Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ, nói như vậy tại hội nghị CCHC và cơ chế “một cửa” ngày 7-12 tại TP.HCM.

Sẽ có thanh tra công vụThu ít, chi nhiều, thiếu tiền đầu tư phát triển

qTgk5PXK.jpgPhóng to
Từ khi cải cách hành chính “một dấu một cửa” mỗi ngày UBND quận Gò Vấp (TP.HCM) tiếp nhận 500 - 600 lượt hồ sơ chứng giấy tờ và trả hồ sơ đúng hẹn nên hạn chế gây phiền hà đến người dân rất nhiều (ảnh chụp chiều 7-12-2006) - Ảnh: T.TR.
TT - “Vấn đề đang đặt ra là phải chuyển đổi sự trì trệ, chậm chạp, thiếu trách nhiệm trong hệ thống hành chính” - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc, tổng thư ký Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ, nói như vậy tại hội nghị CCHC và cơ chế “một cửa” ngày 7-12 tại TP.HCM.

Mỗi nơi “một cửa”

Phó ban CCHC TP.HCM Nguyễn Trung Thông cho rằng “một cửa” nhưng mỗi nơi “một cửa” chứ chưa “một cửa” thật sự. Nếu một người đi làm thủ tục về nhà đất, liên quan đến bao nhiêu sở, ngành thì người dân phải đi lòng vòng bấy nhiêu cửa.

Từ đó, TP.HCM thực hiện thí điểm cơ chế một cửa liên thông, hồ sơ người dân nộp từ phường - xã lên quận - huyện sau đó phải trả về phường - xã cho dân. Tại huyện Củ Chi và quận 12, chính quyền “làm thay cho dân” như tạm thu tiền sử dụng đất nộp vào kho bạc, sau đó quyết toán lại với dân hoặc thông báo để dân đi nộp”.

Riêng việc liên thông từ quận - huyện đến thành phố, ông Thông cho biết cũng đang được thí điểm với khoảng 10 đơn vị đầu mối. Các đầu mối này tự liên thông với nhau để giải quyết công việc cho dân. Đầu mối tiếp nhận hồ sơ là Sở Tài nguyên - môi trường. Sau khi nhận hồ sơ, tổ liên ngành sẽ chuyển cho từng sở, ngành có liên quan.

Cơ chế “một cửa” ba năm qua đã giải quyết được một số vướng mắc lớn về các thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thủ tục về thuế, hải quan... Đã bãi bỏ 140 loại phí, lệ phí do trung ương qui định và 203 loại phí, lệ phí do địa phương ban hành.

Các sở, ngành này chịu trách nhiệm ký văn bản, giấy tờ mà không cần thêm công đoạn đóng dấu như trước đây. Người dân nhận lại hồ sơ tại “cửa” khi nộp. “Trước đây có trường hợp phải mất hai năm mới đi hết các cửa, nhưng với cơ chế này đã giảm 15-20 lần so với việc đến “gõ” nhiều cửa như trước...” - ông Thông trình bày. Tuy nhiên ông Văn Hà Phong, phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, đắn đo: “Không thể để người dân đi lòng vòng nhưng nếu văn bản không đóng dấu ờ công đoạn nào đó mà sai, ra tòa thì ai chịu trách nhiệm?”.

Đồng quan điểm với ông Thông, theo ông Chế Viết Sơn - phó giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, việc thực hiện một cửa liên thông mà Đà Nẵng đang thí điểm trên lĩnh vực đất đai đã “khắc phục được những tồn tại của cơ chế một cửa”. Người dân chỉ cần nộp hồ sơ ở xã - phường, sau đó nhận kết quả cũng tại đây.

Các trình tự thủ tục chính quyền phải có trách nhiệm giải quyết. “Người dân không phải đi nhiều nơi, nhiều lần như trước đây” - ông Sơn nói. Theo Bộ Nội vụ, cơ chế “một cửa” sẽ được sửa đổi, bổ sung để thật sự chuyển nền hành chính từ quản lý một chiều xin - cho sang nền hành chính phục vụ.

“Một cửa” nhưng chưa “mở”

U6pC7pPn.jpgPhóng to
Cải cách hành chính chậm nên dân chưa hài lòng. Đó là một trong hàng loạt vấn đề “nóng” được UBND TP.HCM đưa ra và cử tri gửi đến ngay trong buổi sáng khai mạc kỳ họp thứ 9 HĐND TP.HCM khóa VII. Trong ảnh: Người dân đến giải quyết hồ sơ, giấy tờ tại Phòng Công chứng số 1 TP.HCM - Ảnh: N.C.T
Ông Văn Hà Phong cho rằng cơ chế một cửa liên thông như TP.HCM đang làm “rất đáng học tập”. Song ông vẫn thẳng thắn cho rằng nhận thức của cán bộ lãnh đạo chưa đồng đều trong việc thực hiện CCHC. “Nói về CCHC thì ai cũng nói được nhưng khi ra đời bộ máy rồi thì lãnh đạo lại giao cho bộ phận văn phòng phụ trách. Đây là nguyên nhân khiến cơ chế “một cửa” chưa bật lên được”.

“Đúng là có không ít cán bộ lãnh đạo còn lưỡng lự trong việc thực hiện “một cửa”, nhận thức có khác nhau nên kết quả còn thấp” - ông Nguyễn Văn Sự, giám đốc Sở Nội vụ Đắc Lắc, tán đồng.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trần Thành Lập cũng cho rằng nhận thức của một số cán bộ công chức về CCHC còn hạn chế đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện cơ chế “một cửa” ở địa phương. Báo cáo của Bộ Nội vụ cũng cho thấy có địa phương đã xuất hiện suy nghĩ không tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa”...

VÕ HỒNG QUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên