Thứ 2, ngày 15 tháng 8 năm 2022
Các tỉnh phía Nam ứng phó với khô hạn, xâm nhập mặn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phía Nam quan tâm chỉ đạo sản xuất trong tình hình hạn hán và trong thời gian Tết Nguyên đán Bính Thân 2016.
Theo kết quả khảo sát và tổng hợp từ các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh chịu ảnh hưởng của tình hình khô hạn nặng là Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Đăk Nông, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang.
Hiện nay các trà lúa Đông Xuân đang ở nhiều giai đoạn từ giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, làm đòng và trỗ chín, giai đoạn nào của cây lúa cũng chịu tác động của những diễn biến khô hạn, nắng nóng và có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa, gạo.
Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân sẽ có khoảng 600 ngàn ha lúa Đông Xuân ở giai đoạn chín, thu hoạch cần tập trung theo dõi sát sao để tránh những thiệt hại và thất thoát sản lượng.
Trước tình hình hạn hán gay gắt, nguồn nước tưới tụt giảm nghiêm trọng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương phát động rộng rãi các biện pháp tích trữ nước từ mọi nguồn, mọi phương tiện. Tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước, chất lượng nước và tình trạng xâm nhập mặn trong và ngoài hệ thống cống, có kế hoạch vận hành ngăn mặn, trữ ngọt, đảm bảo phân phối nước công bằng, hợp lý, hiệu quả cho từng đối tượng cây trồng ở những tiểu vùng sinh thái khác nhau.
Bên cạnh đó tăng cường kiểm tra, tu sửa, gia cố bờ vùng, bờ thửa để giữ nước, giảm thất thoát nước; sử dụng tiết kiệm nguồn nước trong các hồ chứa phục vụ cho sản xuất vụ Đông Xuân và dự tính cho sản xuất vụ Hè Thu 2016 cũng như các loại cây trồng khác trong mùa khô 2016.
Đồng thời quán triệt đến từng địa phương cụ thể về khả năng đảm bảo của nguồn nước, không sản xuất diện tích vượt quá năng lực phục vụ của công trình thủy lợi, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại những nơi có khả năng thiếu nước.
Ngoài ra, Cục Trồng trọt yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ sản xuất lúa ở các tiểu vùng sinh thái và có giải pháp ứng phó với các điều kiện thiếu nước, xâm nhập mặn, diễn biến thất thường của thời tiết, nắm vững các trà lúa trỗ, chín để khuyến cáo thu hoạch tập trung, hợp lý tránh thất thoát.
Những vùng không đủ nước tưới cho lúa, nhưng vẫn đảm bảo cho rau màu ngắn ngày, hoặc khai thác được nguồn nước bổ sung (nước ngầm, nước hồ, đập, sông, suối…) tiếp tục chuyển đổi sang gieo trồng cây ngô, lạc, rau đậu các loại là các cây trồng có nhu cầu nước thấp hơn cây lúa. Khi chuyển đổi cần lưu ý thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của người sản xuất.
Đối với vườn cây ăn trái, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, trữ nước trong các kênh trong vườn, theo dõi tình hình nước mặn trước khi đưa nước vào vườn.
-
TTO - Run lẩy bẩy, ông Nguyễn Văn Thược (xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, Hà Nam) quay về nhà thờ tổ thắp hương, nén hương chưa lụi thì phía ngoài đường nháo nhác hô: "Đã tìm thấy bé Min rồi". Lúc đó khoảng 17h50.
-
TTO - Một phái đoàn nghị sĩ Mỹ đã đến Đài Loan ngày 14-8, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 2 ngày, trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa hòn đảo và Trung Quốc tiếp tục nóng bỏng.
-
TTO - Gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo quyết định 08 (gói 6.600 tỉ đồng) phải kết thúc trong tháng 8-2022, nhưng nhiều địa phương đang có tỉ lệ giải ngân ở mức rất thấp dù Thủ tướng nhiều lần có công điện đốc thúc.
-
TTO - Hàng chục nhân viên nhân sự của Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam tại Khu công nghiệp VSIP, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng đang kêu cứu vì liên tục bị “khủng bố”, bêu xấu trên mạng xã hội dù bản thân không vay nợ.
-
TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối muộn 14-8, chủ tịch CLB bóng đá SHB Đà Nẵng Bùi Xuân Hòa xác nhận thủ môn Thanh Bình bị gãy cả hai ống xương chân phải.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận