![]() |
Hàng ngàn người Hungary biểu tình ở thủ đô Budapest hôm 14-12 để phản đối nạn tham nhũng - Ảnh: Reuters |
Theo Reuters, GFI cho biết chỉ trong năm 2012, 991 tỷ USD đã âm thầm rời khỏi 151 quốc gia đang phát triển, tăng gần 5% so với một năm trước.
Báo cáo thường niên của GFI xác định từ năm 2003 đến 2012, tổng số tiền các nước đang phát triển bị mất lên tới 6.600 tỷ USD.
Cứ mỗi năm số tiền các nước đang phát triển thiệt hại vì tội phạm và tham nhũng tăng 9,4%, gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng toàn cầu.
Trung Quốc, Nga, Mexico, Ấn Độ và Malaysia là những nước mất mát nhiều nhất vì tình trạng tội phạm và tham nhũng.
Chủ tịch GFI Raymond Baker mô tả các con số này vẫn còn chưa phản ánh đúng thực tế, nhưng cũng đã cao hơn gấp 10 lần so với tổng số tiền viện trợ nước ngoài mà các nước đang phát triển nhận. Ông mô tả tốc độ tăng trưởng của số tiền thiệt hại là “đáng báo động”.
“Dòng tiền bẩn là vấn đề kinh tế nghiêm trọng nhất mà các nền kinh tế đang phát triển phải đối mặt. Chúng ta không thể đạt được sự phát triển toàn cầu bền vững nếu các nhà lãnh đạo không hành động để xử lý vấn đề này” - ông Baker nhấn mạnh.
Chuyên gia GFI cho biết lẽ ra số tiền gần 1.000 tỷ USD đã có thể được đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ, dịch vụ y tế, giáo dục và hạ tầng các nước đang phát triển. Con số đó đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra rất nhiều công ăn việc làm.
Châu Á là khu vực có dòng tiền bẩn chảy đi lớn nhất trong 10 năm qua, chiếm 40,3% tổng số tiền bẩn toàn cầu. GFI kêu gọi Liên Hiệp Quốc thực hiện các biện pháp nhằm giảm 50% dòng tiền bẩn chảy khỏi các nước đang phát triển vào năm 2030.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận