Tiến hành trong hơn ba năm kể từ năm 2008, tổng đầu tư 260 tỉ đồng, dự án di dân vừa hoàn tất bằng việc xây dựng và lấp đầy ba khu tái định cư ở các phường Hương Sơ, Phú Hậu (TP Huế) và xã Phú Mậu (huyện Phú Vang).
Phóng to |
Chiếc ghe vốn gắn liền với bà Võ Thị Chiến mấy chục năm qua, đến nay coi như mất công năng ở khi lên cạn |
Theo báo cáo tổng kết dự án vạn đò của ông Phan Trọng Vinh - chủ tịch UBND TP Huế: “Dân vạn đò đã từng bước đi vào ổn định, người dân đến tái định cư rất phấn khởi, ý thức của người dân được nâng cao, con cái của các hộ gia đình đến nơi định cư được học nghề và học chữ nhiều hơn, mọi người đều an tâm đến nơi ở mới...”.
Có mặt tại khu tái định cư xã Phú Mậu trong những ngày kết thúc dự án này, chúng tôi nhận thấy đã có rất nhiều sự đổi thay của nhóm người nhiều đời lênh đênh trên các con sông của Huế, vốn được xem là “vùng trũng” cả kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục... Khu tái định cư này hiện có 326 hộ với 2.780 nhân khẩu.
Hơn ba năm qua, 60 thanh niên trong số đó được chính quyền TP Huế mở một số lớp đào tạo nghề may, điện dân dụng và đã được các hãng may công nghiệp tuyển vào làm việc ở miền Nam. 120 người dân khác được học nghề nuôi cá lồng để chuyển đổi từ đánh bắt sang nuôi cá tại chỗ. Toàn bộ trẻ em trong độ tuổi cũng được hỗ trợ cắp sách đến trường...
Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều vấn đề chưa giải quyết rốt ráo. Cụ thể, hiện vẫn còn tình trạng nhiều con đò có người dân đang tiếp tục sinh sống trên sông, kèm theo đó là hàng chục căn nhà xiêu vẹo, rách nát dựng tạm trên bờ và rải rác trong khu dân cư rất nhếch nhác, dơ bẩn. Lý giải sự tồn tại này, ông Võ Văn Kèn - trưởng khu tái định cư vạn đò Phú Mậu - cho biết con số 326 hộ là tính theo sổ hộ khẩu, chứ thực tế ở đây lên đến 470 cặp vợ chồng. Vì nhiều lý do khác nhau, những hộ có rất nhiều cặp vợ chồng chưa được chia tách thành các hộ riêng.
Trong khi chính sách định cư UBND TP Huế quy định những hộ dân có từ ba cặp vợ chồng trở lên được cấp hai lô đất (81m2/lô), từ năm cặp vợ chồng với 20 nhân khẩu trở lên thì được cấp ba lô đất. Thực tế ở đây có gần 30 hộ có năm hoặc sáu cặp vợ chồng và hàng chục hộ từ ba đến bốn cặp vợ chồng. Số cặp “dôi dư” không được bố trí đất hiện lên đến hơn 70 hộ, và cũng chưa có một lời hứa gì của thành phố giải quyết tình trạng này.
Bên cạnh những khó khăn vật chất, “cá vạn đò” còn có nỗi nhớ chưa thể nguôi ngoai về sông nước khi đã nhiều đời sống lênh đênh.
Phóng to |
Phần lớn hộ dân đã bán đò với giá phế liệu để lấy tiền xây nhà trên bờ. Trong ảnh là đò của ông Huỳnh Ngọc Sấm đang được rao bán |
Phóng to |
“Cá” rời nước, đò chỉ còn để che mưa! |
Phóng to |
Chị Võ Thị Lý và anh Lê Văn Sinh là cặp đôi duy nhất sắm máy may làm hàng công nghiệp, có việc làm khá đều đặn |
Phóng to |
Vợ chồng ông Lê Văn Cường tiếp tục bám sông bằng nghề chài lưới. Đây cũng là tình cảnh chung của gần 400 cặp vợ chồng ở khu tái định cư Phú Mậu vì họ chẳng biết làm gì trên cạn để sống |
Phóng to |
Đã hơn ba năm lên cạn, song tất cả người dân khu tái định cư vẫn dùng ghe làm phương tiện đi lại chính |
Phóng to |
Cuộc sống gia đình bà Võ Thị Ngọt (ngồi, bìa phải) kể từ ngày lên bờ vẫn chưa bớt khó khăn: nếu trước đây bà sống bằng nghề đánh cá thì nay chuyển sang bán cá |
Phóng to |
Không được chia đất, vợ chồng bà Nguyễn Thị Nghên với tám người phải dựng chòi ở tạm bên bờ kênh |
Phóng to |
Căn nhà 40m2 này trở thành nơi ở của bốn cặp vợ chồng, hơn 20 người vì hộ khẩu do ông Nguyễn Văn Lai làm chủ hộ có đến 28 người với năm cặp vợ chồng, nhưng chỉ được bố trí hai lô đất làm nhà |
Phóng to |
Cùng cảnh ngộ với 70 gia đình khác tại khu tái định cư Phú Mậu, vợ chồng Trần Thị Lúa - Nguyễn Văn Lợi dựng chòi ở rất tạm bợ và nhếch nhác |
Phóng to |
Chấm dứt cuộc sống lênh đênh sông nước nhưng không biết tương lai của những đứa trẻ này có khá hơn bố mẹ chúng? |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận