14/08/2012 15:16 GMT+7

Bong gân độ 3 là đứt dây chằng

ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM, trưởng khoa CTCH BV Nguyễn Tri Phương)
ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM, trưởng khoa CTCH BV Nguyễn Tri Phương)

TTO - 10 ngày trước em đá bóng bị chấn thương, bị 1 người khác va chạm vào. Lúc đó em cảm giác như có tiếng kêu tạch (như tiếng đạp số về của xe số ở cổ chân trái). Rất đau, em không thể kiễng bàn chân của mình lên được.

Sáng hôm sau chân sưng rất to khu vực cổ chân và mu bàn chân. Em đi chụp thì BS bảo chỉ bị bong gân thôi, xương không bị sao. Em uống thuốc chống sưng, chống viêm, bôi thuốc + đắp lá láng. 6 ngày sau thì giảm sưng, trong vòng 10 ngày đầu không thấy đau, nhưng sang ngày thứ 10 (hôm nay) em thấy thi thoảng đau và buốt khu vực má ngoài ống chân (bên trên mắt cá chân). Xin cho em lời khuyên. (Bạn đọc)

- TRẢ LỜI CỦA THS, BS TĂNG HÀ NAM ANH - PHÒNG MẠCH ONLINE:

- Theo bạn mô tả chúng tôi nghĩ bạn đã bị bong gân cổ chân mức độ nặng vì những biểu hiện như tiếng kêu rắc, sưng ngay sau chấn thương, mất vận động cổ chân.

Nhiều người cứ lầm tưởng chỉ có xương thì mới quan trọng còn phần mềm bao gồm gân, cơ, dây chằng là không quan trọng. Thật ra dây chằng rất quan trọng trong việc giữ vững cổ chân. Dù xương không sao nhưng nếu dây chằng cổ chân bị đứt thì cổ chân bạn sẽ bị mất vững. Khi đi lại bạn sẽ thấy đau và có cảm giác sợ bị té ngã.

Bong gân độ 3 tức là dây chằng đã bị đứt hoàn toàn là rất nặng nề vì khi đó cổ chân sẽ mất vững. Nếu bong gân độ 3 thì việc sau 10 ngày bạn đi còn thấy đau cổ chân là việc bình thường. Chưa kể việc bôi thuốc, đắp lá láng càng làm cho tình trạng rối loạn dinh dưỡng sau chấn thương càng nặng hơn khiến cho bạn cảm giác đau buốt, ban đêm cũng bị buốt, đi nhiều bàn chân sẽ sưng lên và có màu tím.

Bạn cần khi khám lại để bác sĩ xác định bong gân độ mấy và sẽ có hướng xử lí thích hợp ví dụ như mang nẹp hơi, bó bột. Hạn chế đi lại ….

* Tôi năm nay 35 tuổi, cách đây 4 tháng tôi có bị té xe nhẹ, đi khám BS chỉ định chụp X.quang, kết quả tôi bị bong gân, BS có kê đơn thuốc cho uống nhưng không thấy bớt. Tôi lên bệnh viện chấn thương chỉnh hình khám lại thì được chỉ định chụp MRI, kết quả tôi bị đứt một phần dây chằng chéo trước (sụn chêm và bánh chè bình thường), BS nói tôi không phải mổ, về đi lại nhẹ nhàng và băng thun nhưng đến nay tôi vẫn bị đau khi đứng và có cảm giác tê một ngón chân giữa (tôi vẫn đi lại và leo cầu thang bình thường, chỉ đau khi đứng).

Xin cho tôi một lời khuyên tình trạng của tôi vậy có nên mổ để nối dây chằng chéo không, nếu không mổ thì ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? (Bạn đọc)

- Trước hết cần khẳng định với bạn rằng đứt dây chằng chéo không làm tê ngón chân. Nếu bị tê ngón chân thì do nguyên nhân khác, ví dụ chèn ép thần kinh… cảm giác đau khi đứng lâu có thể là do sụn khớp đã bị hư một phần.

Sụn khớp hư có thể là hậu quả của đợt chấn thương lần trước hoặc là do gối mất vững vì đứt dây chằng chéo trước. Do vậy lời khuyên là bạn nên đi khám lại, chúng tôi nhắc lại là khám lại chứ không phải nhìn trên phim MRI để quyết định xem dây chằng chéo còn chức năng hay không.

Khi đó bác sĩ sẽ quyết định mổ cho bạn. Bạn có thể coi thêm bài viết “Các câu hỏi thường gặp khi bị đứt dây chằng chéo” trên website www.bacsinamanh.com để biết thêm nhiều chi tiết hơn và tự mình có thể quyết định xem có nên mổ hay không nhé.

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

TTO thực hiện

ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM, trưởng khoa CTCH BV Nguyễn Tri Phương)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên