Ông nói rằng những người liên quan đến cuộc tranh cãi bản quyền truyền hình giữa VPF và AVG đã không đặt lợi ích người hâm mộ lên hàng đầu.
Phóng to |
Ông Lê Mạnh Hà cũng là một người hâm mộ bóng đá - Ảnh: Tiến Thành |
Ông Lê Mạnh Hà nhấn mạnh: “Tôi thấy vụ Tiên Lãng và vụ bản quyền truyền hình có một điểm tương đồng, đó là lợi ích của người dân không được đặt lên hàng đầu. Các quan chức ở huyện Tiên Lãng sẽ không sai phạm nếu khi xử lý vụ việc, họ đặt lợi ích người dân lên trên hết. Khi lợi ích của người dân không được quan tâm thì chắc chắn sẽ chệch hướng, sẽ sai sót và thậm chí sai phạm”.
Sau gần một giờ trò chuyện cùng Tuổi Trẻ, ông Lê Mạnh Hà đã bày tỏ quan điểm hết sức rõ ràng và thẳng thắn.
Lợi ích của người hâm mộ không được đặt lên hàng đầu
Đó là điều đáng tiếc Ông Lê Mạnh Hà nói rằng vụ bản quyền truyền hình lẽ ra đã không ầm ĩ vì những bên liên quan đều có cơ hội ngồi lại cùng nhau. Ông nói: “Thật tình mà nói, chuyện bản quyền truyền hình không lớn đâu nếu họ chịu ngồi lại và cùng hướng tới một mục tiêu là phục vụ người hâm mộ. Tuy nhiên, bây giờ câu chuyện đã trở nên khó khăn hơn cho cả hai nếu họ muốn ngồi lại. Cái gốc của câu chuyện là người này muốn chứng minh mình hay hơn người kia. Điều đó thật sự đáng tiếc...”. |
- Tôi không đi vào chi tiết những gì đang diễn ra. Nhưng cá nhân tôi có câu hỏi là những người trong cuộc có thật sự đặt lợi ích người hâm mộ bóng đá lên hàng đầu trong cuộc tranh cãi này không? Khi VFF ký hợp đồng với AVG, họ có nghĩ đến lợi ích của khán giả xem bóng đá, những người yêu bóng đá hay không?
Tôi cho rằng nếu VFF nghĩ đến phục vụ người dân, trực tiếp là người yêu bóng đá, họ sẽ không ký bản hợp đồng 20 năm, họ sẽ đấu giá bản quyền truyền hình mà không bán chỉ định. Trong khi đó sau khi ra đời, VPF đã vào cuộc và những gì chúng ta được nghe họ nói về bản quyền truyền hình thì cũng không thấy lợi ích của người dân được đặt ra.
Tôi thấy vụ Tiên Lãng và vụ bản quyền truyền hình có một điểm tương đồng, đó là lợi ích của người dân không được đặt lên hàng đầu. Các quan chức ở huyện Tiên Lãng sẽ không sai phạm nếu khi xử lý vụ việc, họ đặt lợi ích người dân lên trên hết. Khi lợi ích của người dân không được quan tâm thì chắc chắn sẽ chệch hướng, sẽ sai sót và thậm chí sai phạm.
* Nghĩa là theo ông, cái gốc của cuộc tranh cãi bản quyền truyền hình không xuất phát từ chuyện nhắm tới phục vụ người hâm mộ?
- Suy cho cùng, bóng đá là để phục vụ người dân. Khi phục vụ tốt thì khán giả sẽ đông hơn và như một lẽ tự nhiên, những người làm bóng đá sẽ có thu nhập cao hơn từ chính bóng đá và các hoạt động khác như quảng cáo, bản quyền truyền hình...
Từ lập luận trên có thể thấy những người trong cuộc đang bắt đầu từ...ngọn: bản quyền truyền hình!
Theo tôi, giải bóng đá Anh rất hấp dẫn vì các cầu thủ đá để phục vụ khán giả. Giáng sinh, năm mới là những ngày các cầu thủ phải ra sân lao động để đem niềm vui đến cho khán giả. Và họ được đền đáp xứng đáng bằng đồng lương rất cao và có nền bóng đá rất phát triển.
Người hâm mộ được thụ hưởng gì?
* Ông có cảm thấy ngán ngẩm không khi những tháng qua, giở các trang báo thể thao đều thấy chuyện bản quyền truyền hình?
- Tôi nghĩ tranh luận càng nhiều sẽ càng tốt. Nhưng cuộc tranh luận nào cũng phải có kết quả, trong đó vai trò quản lý nhà nước phải đóng vai trò then chốt. Vụ việc vừa rồi cho thấy Bộ VH-TT&DL chưa thể hiện được sức mạnh của cơ quan quản lý nhà nước. Kết quả thanh tra bản quyền truyền hình do Bộ VH-TT&DL đưa ra có thể chấm dứt được một phần của cuộc tranh cãi, nhưng nó không mang đến điều quan trọng nhất là người hâm mộ được thụ hưởng gì sau kết luận này.
Chính quyền là để phục vụ dân, cho nên kết luận chỉ dừng ở đúng sai về pháp lý thì chưa đủ. Tôi không đi sâu và chưa muốn bàn về vấn đề pháp lý, đặc biệt về quy định của Luật báo chí, nhưng sơ bộ thì có những điểm trong kết luận thanh tra tôi cho rằng chưa chặt chẽ, thiếu thuyết phục.
* Ông có nghĩ rằng sự ra đời của VPF là dấu hiệu tích cực?
- Cái mới ra đời luôn có dấu hiệu tích cực. Nhưng VPF phải chứng minh bằng hành động cụ thể, bằng cách tổ chức giải đấu cho thật tốt để phục vụ khán giả, chứ không chỉ có chuyện bản quyền truyền hình. Một khi VPF làm tốt vai trò và trách nhiệm của mình, tiếng nói của họ sẽ rất có trọng lượng.
* Với tư cách là người đã từng quản lý báo chí TP.HCM, ông nghĩ gì về ý kiến của ông Lê Hùng Dũng, phó chủ tịch VFF, là “báo chí đã tung hô VPF như những người hùng”?
- Thật sự tung hô thì không phải. Khi báo chí thấy điều mới, có những dấu hiệu tích cực thì họ bàn về những chuyện đó, kỳ vọng nó sẽ giúp bóng đá VN phát triển hơn. Tuy nhiên như tôi đã nói, VPF phải chứng minh bằng việc làm cụ thể để đáp ứng kỳ vọng, nếu không họ sẽ nhận lãnh hậu quả là sự thất vọng của người hâm mộ. Nếu VPF không thành công, người thiệt thòi nhất chính là khán giả.
* Cuối cùng, ông đúc kết thế nào về câu chuyện bản quyền truyền hình vốn đã tốn quá nhiều giấy mực này?
- Câu chuyện này thể hiện những người trong cuộc, kể cả cơ quan quản lý, chưa vì mục đích phục vụ người dân.
Nhiều trận đấu không trung thực * Ông có thường xem bóng đá không? - Có chứ, vào mỗi dịp cuối tuần, tôi vẫn hay theo dõi các trận đấu ở Giải ngoại hạng Anh. Bóng đá trong nước tôi cũng thích lắm, nhưng là trước kia. Tôi nhớ hồi còn trẻ, các trận đấu thường diễn ra lúc 15g thì 12g tôi đã có mặt ở sân Thống Nhất, chịu nóng chịu khát để xem. Nhưng bây giờ tôi không còn mặn mà lắm với các trận đấu trong nước vì tôi nghĩ nhiều trận diễn ra không trung thực. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận