Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng |
Theo đại biểu Phương Khanh, vấn đề này đang là nỗi “ám ảnh” của nông dân cả nước.
Tuy nhiên, quản lý lĩnh vực này thì đang có tình trạng “bộ Công thương thì quản lý phân bón vô cơ, còn bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lại quản lý phân bón hữu cơ và phân bón khác”.
Đại biểu này cho rằng việc phân cấp này tạo nhiều kẻ hở cho tư thương trục lợi, trong khi sự bất cập về quản lý giữa hai bộ khiến tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng không những giảm mà còn tăng, diễn biến phức tạp và tinh vi hơn trên thị trường.
“Bộ trưởng đánh giá như thế nào về vấn đề này”, bà Phương Khanh hỏi.
Giải thích nguyên nhân vì sao bộ Công thương có tham gia quản lý một phần phân bón vô cơ, bộ trưởng Hoàng nói “quản lý hóa chất là của bộ Công thương. Mà sản phẩm phân bón vô cớ với các thành phần hóa chất đi kèm nên bộ mới quản lý”.
Tuy nhiên, theo bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, vấn đề ở chỗ, phân cho ai thì phân, nhưng quan trọng nhất là phải phối hợp thực hiện.
"Nếu hai bộ phối hợp nhuẫn nhuyễn, hỗ trợ lẫn nhau, và xuất phát từ quyền lợi của người nông dân, từ việc bảo vệ sản xuất trong nước phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thì tôi chắc rằng dù có phân cho hai bộ thì không phải là hạn chế, hay ảnh hưởng đến quyền lực quản lý nhà nước”, ông Hoàng giải bày.
Đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) mang nỗi “ấm ức” chưa được bộ trưởng trả lời thỏa đáng từ hai kỳ họp trước nên tiếp tục “truy” về việc đường nhập lậu ngày càng tăng, đường tạm nhập tái xuất, gian lận chưa được kiểm soát chặt, hạn ngạch nhập khẩu đường vẫn được cấp theo cam kết quốc tế, cũng như chưa tạo điều kiện thông thoáng cho việc xuất khẩu đường đã làm cho ngành mía đường khốn đốn.
Nếu không có biện pháp giải quyết hữu hiệu ngành mía đường có nguy cơ phá sản. “Trách nhiệm của bộ trưởng ở đâu trong vấn đề này khi đứng trước hàng triệu nông dân của ngành mía đường. Bộ trưởng đã tham mưu chính sách gì để cứu nông dân?”, đại biểu Chi nhấn mạnh.
Thừa nhận trong thời gian qua sản xuất đường ăn và tiêu thụ trong nước có vấn đề, nhất là sản lượng đường sản xuất tăng lên khá nhiều trong thời gian qua, cũng như phòng chống đường lậu qua biên giới cũng khá sôi động, ông Hoàng cho rằng dù đã triển khai nhiều phương án chống buôn lậu “nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế”.
Ông Hoàng cũng khẳng định công tác chống buôn lậu, trong đó có mặt hàng đường, “sẽ được triển khai quyết liệt hơn trong thời gian tới để không ảnh hưởng đến sản xuất trong thời gian tới”.
Đối với hạn ngạch nhập khẩu đường, theo bộ trưởng Hoàng, trong năm 2014, do đã thỏa thuận được với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với tinh thần là bảo hộ hợp lý một số sản phẩm nông nghiệp và nông sản cho người nông dân, đã đạt một số thỏa thuận với đường ăn, muối ăn, nguyên liệu thuốc lá lá và trứng gia cầm nên phải áp dụng hạn ngạch.
Trong đó, chỉ cho phép một số hạn ngạch nhất định đối với các loại hàng hóa này với mức thuế suất ưu đãi có nằm trong hạn ngạch. Còn nằm ngoài hạn ngạch thì phải chịu thuế suất cao.
“Và đường nằm trong bốn nhóm hàng này, hạn ngạch được phân bổ 72.000 tấn đường trong năm 2014. Nhưng theo quy định và thỏa thuận với WTO, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là người quyết định, quyết định phân cho ai do đây là cơ quan quản lý về lĩnh vực sản xuất đường, “chúng tôi hoàn toàn tuân thủ và chỉ thực hiện theo sự phân bổ hạn ngạch này”, ông Hoàng thông tin.
Tập trung đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Giữ vai trò “hỗ trợ” cung cấp thêm thông tin về lĩnh vực công nghiệp phụ trợ (CNPT) cho bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trong phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh, tái khẳng định quan điểm “CNPT là một vấn đề hết sức quan trọng, rất lớn của đất nước. Một đất nước muốn phát triển thì phải có một nền CNHT phát triển”.
Theo bộ trưởng Vinh, có CNPT phát triển thì mới mới hấp thu được những công nghệ, thu hút được đầu tư nước ngoài, tạo ra giá trị gia tăng trong chính nội địa của mình. Nếu không làm được điều này, dù có thu hút đầu tư nước ngoài nhiều, thì giá trị gia tăng của Việt Nam cũng không có.
“Chúng tôi trăn trở rất nhiều về CNHT. Đây là vấn đề rất khó và không đơn giản. Ngay cả khái niệm thế nào là CNPT, đến thời điểm này vẫn còn đang tranh cãi: cái nào là chính, cái nào là phụ để phụ cho… cái chính đó”, ông Vinh thừa nhận.
Theo quan điểm của bộ trưởng Vinh, phát triển CNPT thực chất chính là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hay nói cách khác, là làm sao phát triển khối doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam. Nếu trong chính sách phát triển CNHT không đề cập đến thành phần này thì sẽ là một sai lầm.
Theo quan điểm của bộ trưởng Vinh, phát triển CNPT thực chất chính là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, là làm sao phát triển khối doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam. Nếu trong chính sách phát triển CNHT không đề cập đến thành phần này thì sẽ là một sai lầm.
“Và chúng ta chỉ mãi loay hoay về việc lựa chọn mặt hàng nào, ngành hàng nào, cũng không có đường ra”.
Bộ trưởng Vinh cho rằng Việt Nam cần có một lực lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó thực chất là doanh nghiệp tư nhân “cần được thúc đẩy phát triển một cách mạnh mẽ”.
Thúc đẩy bộ phận này phát triển này không chỉ tạo ra được động lực lớn cho đất nước, tạo ra nhiều việc làm, mà còn tạo ra chuỗi giá trị gia tăng quan trọng phục vụ cho những sản phẩm công nghiệp chính hiện nay của Việt Nam, thay cho việc nhập khẩu.
Ông cũng đề nghị Chính phủ cần có cuộc họp chuyên ngành về doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ để bàn bạc thấu đáo về vấn đề này.
“Tôi rất vui trong nghị quyết Quốc hội đề xuất chọn năm 2015 là năm doanh nghiệp, là năm khắc phục, nhưng thực chất là giúp đỡ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy phát triển DN vừa và nhỏ”, ông Vinh bày tỏ.
Thị trường bán lẻ "không sáng sủa" Phản bác lại trả lời của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về hệ thống phân phối và thị trường bán lẻ của chiều hôm trước khi bộ trưởng cho rằng hiện có khoảng 70/900 cơ sở bán lẻ nước ngoài trên cả nước, và "tỉ lệ này không nhiều”, đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM), khẳng định bức tranh của hệ thống phân phối nội địa “không sáng sủa như hôm qua bộ trưởng trả lời”. Ông Hòa cho biết dù số lượng cơ sở bán lẻ nước ngoài ít, nhưng quy mô lại lớn gấp hàng chục lần so với doanh nghiệp trong nước. Thị phần không phải chỉ chiếm 3,4% trong tổng doanh số bán lẻ khoảng 3.000 triệu tỉ đồng, vẫn tiếp tục bán 9 mặt hàng bị loại trừ trong hệ thống của mình, mà số điểm mở mới tiếp tục tăng vọt, bất chấp nhu cầu kiểm tra ENT đã có theo quy định. Tiếp thu phản bác này, bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thừa nhận “cần trao đổi kỹ hơn về con số điểm bán của các doanh nghiệp nước ngoài”. Ông Hoàng cũng thấy “dù so sánh hơi khập khễnh, nhưng thị phần bán lẻ nước ngoài trong năm 2013-2014 trên tổng doanh số bán lẻ trong các siêu thị lớn như Big C, Metro thì đang bán đến 90% là hàng VN”. Riêng về việc vì sao các điểm mở mới liên tục được cấp phép cho các doanh nghiệp nước ngoài (như Metro có 19 cơ sở, Big C có 11 cơ sở), Bộ trưởng cho rằng “Họ được cấp phép trước khi gia nhập WTO, dưới phương thức thí điểm, nên chưa có quy định chặt chẽ như bây giờ. Sau này việc kiểm tra mở điểm bán thứ hai trở đi đã được kiểm soát chặt hơn rồi”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận