Trong thời điểm mà đến cả những doanh nghiệp được đầu tư hàng tỷ đồng cũng lao đao, đâu là bí quyết để "startup 250 nghìn đồng" này vẫn đứng vững và phát triển như vậy?
"Hô biến" công thức quen thuộc thành ý tưởng kinh doanh sáng tạo
Sáu năm trước, nỗi trăn trở về đồng lương kế toán ít ỏi đã thôi thúc anh Thuận và bạn bắt đầu hành trình tự kinh doanh. Với vỏn vẹn 250 nghìn đồng trong tay, hai người quyết định khởi nghiệp với món cháo lòng, vốn dễ nấu và không đòi hỏi vốn liếng nhiều. Anh cùng bạn mượn nồi nấu rồi đẩy xe bán cháo lòng dạo mỗi buổi chiều.
Nhưng thực tế không dễ dàng như dự tính, vài tuần ế ẩm buộc "hai ông chủ" phải vò đầu bứt tai tìm hướng đi mới. Anh Thuận chợt nhớ lại công thức lẩu Thái học được thời làm phục vụ nhà hàng khi còn là sinh viên. Nhưng lẩu Thái thì ai cũng làm rồi, phải làm sao cho khác lạ?
Trăn trở hồi lâu, anh Thuận nhận ra, lẩu Thái thời điểm đó chỉ được bán tại các nhà hàng lớn với khẩu phần dành cho nhiều người ăn và giá khá cao, và thế là anh nảy ra ý tưởng, thay vì bán nồi lẩu Thái giá hơn 200 nghìn đồng, sao mình không chuyển xuống bán theo tô để một người ăn cũng được, giá cả lại hợp lý hơn? Vậy là món bún cay Thái trứ danh ra đời!
Từ món lẩu Thái cầu kỳ, anh Thuận đã tạo thành tô bún cay Thái cho một người ăn, giúp giảm chi phí và dễ tiếp cận nhiều thực khách hơn.
Từ khi chuyển sang bán bún cay Thái, quán ăn vỉa hè của anh lập tức "khởi sắc". Khởi điểm chỉ với 40 tô/ ngày, anh dần bán được 80, 100, thậm chí hàng trăm tô bún chỉ trong 2 tiếng buổi chiều.
Công nghệ - bí quyết tăng tốc từ quán ăn vỉa hè đến chuỗi nhà hàng
Sau 4 năm, gánh hàng vỉa hè của anh Thuận và bạn đã được "nâng cấp" thành cửa hàng riêng với 6 nhân viên phụ giúp. Thành công không dừng lại ở đó. Trong vòng chưa đầy nửa năm sau khi mở cửa hàng thứ nhất, quán Bún Cay Thái của anh Thuận đã có những chi nhánh đầu tiên. Nói về hành trình khởi nghiệp của mình, theo anh Thuận, công thức độc quyền là điều kiện cần, nhưng chưa đủ nếu thiếu đi yếu tố công nghệ.
Để đảm bảo chất lượng đồng đều, toàn bộ quy trình từ sơ chế nguyên liệu tới sản xuất nước dùng được anh Thuận chuyển sang làm bằng máy móc. "Thời điểm chỉ có 4-5 chi nhánh, tôi vẫn tự nấu nước dùng hàng ngày và giao tới từng quán. Nhưng tới khi số lượng lên tới cả chục cửa hàng, tôi buộc phải tìm cách vận hành trơn tru hơn.
Cái khó của việc làm công thức với số lượng lớn là điều chỉnh tỷ lệ sao cho phù hợp, không mất đi hương vị gốc. Tôi thử nghiệm liên tục hàng tháng trời, hỏng cả dàn máy hơn 70 triệu mới có thể tìm ra công thức cô đặc chính xác và đến giờ vẫn phải thường xuyên kiểm tra, thay đổi" - anh Thuận nhớ lại.
Mặc dù đại dịch Covid-19 khiến nhiều hàng quán lao đao, anh Thuận vẫn lạc quan với chuỗi Bún Cay Thái hơn 10 cửa hàng của mình. Chia sẻ về điều này, anh Thuận cho hay các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến chính là trợ thủ đắc lực giúp quán của anh trụ vững qua đại dịch: "Chúng tôi thu nhỏ diện tích bán tại chỗ và có một vài cửa hàng phục vụ chủ yếu khách hàng đặt trực tuyến. Hơn 70% đơn hàng của quán tôi đến từ ứng dụng.
Riêng các đơn hàng đặt từ GoFood của ứng dụng Gojek đang chiếm phần lớn với lượng khách hàng trung thành khá ổn định, không phụ thuộc khuyến mãi, giúp đem lại nguồn doanh thu ổn định cho chúng tôi ngay cả trong đợt dịch hay thời điểm không có nhiều chương trình giảm giá."
Nhờ nhanh nhạy tham gia các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến như Gojek, quán anh Thuận luôn trong tình trạng "cháy hàng".
Tuy doanh thu tốt hơn, sự bùng nổ đơn hàng lại không ít lần khiến hai ông chủ "méo mặt" vì dự trù sai nguyên liệu. "Trước kia, có hôm làm thừa nhiều quá, quán phải đổ hết đi, hôm thì cháy hàng mà shipper vẫn ùn ùn kéo tới. Gần đây Gojek có thêm ứng dụng GoBiz, cho phép phía nhà hàng chúng tôi chủ động quản lý đơn, chuẩn bị món. Điều này hỗ trợ rất tốt cho việc dự trù nguyên liệu" - anh Thuận hào hứng chia sẻ về ứng dụng hỗ trợ mới của Gojek.
Theo anh Phạm Lê Tuấn Kiệt - Giám đốc Phát triển Kinh doanh GoFood của Gojek Việt Nam, với GoBiz, Gojek mong muốn hỗ trợ các nhà hàng, quán ăn có thể chủ động cập nhật thực đơn, tình trạng món ăn dựa trên thực tế nhà hàng tại từng thời điểm, xác nhận đơn hàng giữa tài xế và nhà hàng bằng mã PIN, đồng thời sắp xếp chuẩn bị đồ ăn để sẵn sàng ngay khi tài xế đến nhận hàng, từ đó nâng cao trải nghiệm khách hàng và rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng.
Điều anh Thuận tâm đắc ở ứng dụng Gojek là số lượng đơn đặt hàng không bị phụ thuộc vào khuyến mại, luôn mang lại cho quán nguồn doanh thu ổn định.
Nhớ lại khoảng thời gian mới bắt đầu, phải nghỉ hẳn công việc kế toán để tập trung cho việc mở quán, anh Thuận dùng một chữ "liều": "Từ bỏ công việc văn phòng "chăn ấm nệm êm" đi bán bún và gánh thêm khoản nợ ngập đầu, nói ra chắc người ta tưởng tôi điên. Hai đứa đánh liều đi vay ngân hàng 150 triệu để thuê mặt bằng mở quán. May mắn chỉ trong năm đầu tiên, chúng tôi đã trả hết số nợ."
Chia sẻ về thành công của mình, anh Thuận thừa nhận trong thời đại 4.0 như hiện nay, "tay nghề nấu nướng" thôi chưa đủ. Người làm chủ cần biết cách áp dụng công nghệ để quản lý hiệu quả, duy trì chất lượng đồng đều; đồng thời phải luôn nhạy bén để điều chỉnh kinh doanh, nắm bắt cơ hội. Với những giải pháp thông minh, sáng tạo của các ứng dụng công nghệ hàng đầu như Gojek, tin rằng cánh cửa "startup" lĩnh vực ăn uống sẽ ngày càng rộng mở, dễ dàng hơn với nhiều người.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận