06/12/2013 12:32 GMT+7

Bloomberg: Việt Nam đối diện thách thức thiếu điện

C.LUÂN
C.LUÂN

TTO - "Thành công thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm của Việt Nam đang bị đe dọa bởi thiếu hụt nguồn năng lượng điện", Bloomberg báo động thách thức thiếu điện trong nền kinh tế Việt Nam.

Năm 2014: giá điện cơ bản theo thị trườngChưa “xử” vụ tính tiền xây biệt thự, sân tennis vào giá điệnHai tháng tới không tăng giá điện

tgo8xRI1.jpgPhóng to
Một giếng dầu do PetroVietnam khai thác - Ảnh: Petrotimes

Cầu sẽ vượt cung trong năm 2015

Nguy cơ thiếu hụt càng trở nên trầm trọng khi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) hồi tuần trước thông báo cuộc đàm phán phát triển các giếng dầu tự nhiên với Tập đoàn Chevron (Mỹ) đã thất bại vì không thỏa thuận được giá. Điều đó đồng nghĩa với việc phải ngưng nguồn cung năng lượng sản xuất điện.

Trước đó vào tháng 11-2013, Công ty tư vấn IHS Energy dự báo cầu năng lượng của Việt Nam có thể vượt cung vào năm 2015.

Tổng giám đốc PetroVietnam Đỗ Văn Hậu cho biết việc thất bại này sẽ trì hoãn kế hoạch sản xuất điện từ dầu khí tại Cần Thơ. Đó là một đòn giáng mạnh vào kế hoạch tăng thị phần của dầu khí trong nền công nghiệp năng lượng Việt Nam. Năm 2005, World Bank nhận định dầu khí sẽ chiếm khoảng 38% và Chính phủ đã lên kế hoạch tăng con số này lên 40% trong năm 2015. Đến nay, World Bank đã đẩy xuống chỉ còn mức 15% trong năm 2020.

"Vấn đề chính là Việt Nam có một hệ thống ra quyết định dựa trên sự đồng thuận rườm rà, khiến toàn bộ quá trình tiếp nhận và triển khai các dự án mới trì trệ", chuyên gia năng lượng Graham Tyler tại Wood Mackenzie nhận định.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết một phần nguyên nhân thiếu điện là do giá bán lẻ điện không đủ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp điện. "Giá điện thấp như vậy sẽ thu hút các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều điện như ximăng và thép" càng khiến tình hình nghiêm trọng hơn.

Thiếu tính liên kết

Thất bại trong thỏa thuận với Chevron hơn một thập kỷ qua là hồi chuông cảnh báo Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều trở ngại khi khai thác các giếng dầu lớn nhất trong khu vực Đông Á sau Trung Quốc, Indonesia và Malaysia. Việc phát triển dầu khí tự nhiên đòi hỏi sự hòa hợp lợi ích cho các bên, từ nhà khai thác đến người sử dụng cuối cùng.

"Đó là lý do một số dự án mất nhiều thời gian bởi một chuỗi giá trị phức tạp, nơi các bên tham gia phải được liên kết với nhau" - ông Duncan Van Bergen, tổng giám đốc phát triển thị trường của Global Gas and LNG, nhãn hiệu kinh doanh Shell toàn cầu có trụ sở tại châu Á, nhận xét.

Chủ tịch PetroVietnam Phùng Đình Thực giải thích: "Giá đề nghị cho Chevron là cao nhất trong khả năng của chúng tôi, theo quy định pháp luật Việt Nam. Họ (Chevron) muốn giá cao hơn nữa nhưng do giới hạn trong các điều luật nên chúng tôi không thể đáp ứng và đó là lý do khiến thỏa thuận không thành công".

Việt Nam đã có đường dây truyền tải điện năng cao áp Bắc Nam và mạng lưới này cần lượng đầu tư "khủng" trong tương lai, theo chuyên gia Franz Gerner. Ông ước tính cần khoảng 5 tỉ USD/năm trong vòng 2 thập kỷ tới để mở rộng việc sản xuất điện, truyền tải và phân phối điện năng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng 10%/năm của nền kinh tế Việt Nam.

Lối ra

Ít nhất trong trường hợp của Việt Nam, một phần của giải pháp tháo gỡ thiếu hụt điện là phải rút ngắn các công đoạn chuyển hóa nguồn nhiên liệu sẵn có.

Việt Nam có trữ lượng dầu khí tự nhiên ước tính gấp đôi Thái Lan, quốc gia đang cạnh tranh thị trường xuất khẩu với Việt Nam, nhưng sản lượng còn ít hơn 1/4 so với đối thủ. Sản lượng khí đốt cũng thua Myanmar vốn chỉ có trữ lượng tự nhiên chưa bằng phân nửa của Việt Nam.

Dù thất bại trong thỏa thuận với Chevron nhưng hoạt động thăm dò tại các vùng biển Việt Nam vẫn tiếp tục với một nhóm dẫn đầu của Tập đoàn Exxon Mobil tìm kiếm trữ lượng khí đốt ước tính 6-8 nghìn tỉ feet khối khí (khoảng 170 - 226 km3). Theo số liệu của BP, con số này đại diện cho 1/3 lượng dự trữ dầu khí hiện tại của Việt Nam là 21.800 tỉ feet khối khí (617 km3) và gần bằng tổng lượng dự trữ 10.100 tỉ feet khối khí (286 km3) của Thái Lan.

Liên doanh Eni SpA, công ty dầu mỏ lớn nhất Ý, cũng đang thăm dò dầu khí tại khu vực Cửa Lò, được tổ chức Canaccord Genuity Group đánh giá "đầy hứa hẹn" với tiềm năng lên đến 396 km3.

Câu hỏi đặt ra là với kinh nghiệm từ vụ Chevron, liệu Việt Nam có thể đi đến thỏa thuận với Exxon Mobil hay với En SpA không nếu các tập đoàn xác nhận giá trị thương mại trong vùng thăm dò.

Ông Gerner kết luận: "Đây là một vấn đề quan trọng cho ngành công nghiệp và sản xuất khổng lồ của phía nam. Chắc chắn một điều rằng thiếu hụt nguồn điện sẽ tác động tiêu cực đáng kể cho tăng trưởng kinh tế”.

(Theo Bloomberg)

C.LUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Bloomberg b\u00e1o \u0111\u1ed9ng th\u00e1ch th\u1ee9c thi\u1ebfu \u0111i\u1ec7n trong n\u1ec1n kinh t\u1ebf Vi\u1ec7t Nam." />