16/12/2019 07:26 GMT+7

Biến rác thải nhựa thành tài nguyên

NAINA SUBBERWAL BATRA (BẢO DUY chuyển ngữ)
NAINA SUBBERWAL BATRA (BẢO DUY chuyển ngữ)

TTO - Con người cần một sự thay đổi về mô hình, chuyển từ một nền kinh tế chỉ biết “khai thác, sử dụng và thải loại rác thải nhựa” sang một nền kinh tế tuần hoàn khép kín các sản phẩm từ nhựa.

Biến rác thải nhựa thành tài nguyên - Ảnh 1.

Một phụ nữ phân loại chai nhựa đã qua sử dụng tại thôn Xà Cầu, làng Quảng Phú Cầu, Hà Nội - nơi được mệnh danh là thủ phủ phế liệu của Hà Nội - Ảnh: REUTERS

Giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải nhựa không chỉ đơn giản là không xài ống hút nhựa. Chúng ta đang chết chìm trong rác thải nhựa và nếu không sớm thay đổi hành vi của mình, số rác thải nhựa sẽ nhiều hơn số cá trong các đại dương vào năm 2050.

Một thế giới mà nhựa không trở thành rác thải nằm hoàn toàn trong khả năng của chúng ta, nhưng để nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bắt tay cùng nhau làm điều đó.

Naina Subberwal Batra

Con người cần một sự thay đổi về mô hình, chuyển từ một nền kinh tế chỉ biết “khai thác, sử dụng và thải loại rác thải nhựa” sang một nền kinh tế tuần hoàn khép kín các sản phẩm từ nhựa. 

Trong suốt một năm qua, rác thải nhựa trở thành vấn đề nóng cần giải quyết của nhiều nước Đông Nam Á. Các số liệu cho thấy Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam cùng với Trung Quốc là những nước gây ô nhiễm nhựa nghiêm trọng nhất thế giới, chiếm tới hơn 60% rác thải nhựa trong các đại dương. 

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này bao gồm cơ sở hạ tầng và tài chính kém, các chính sách tái chế không được thực thi nghiêm túc và phát triển công nghiệp thiếu quy hoạch. Nhưng tin tốt là các nỗ lực chống rác thải nhựa đang được tiến hành ở cả cấp độ quốc gia và địa phương. 

Tại Việt Nam, nước chiếm tới 6% lượng rác thải nhựa trong đại dương toàn cầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi đầu tháng này đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, đặt mục tiêu đầy tham vọng là cắt giảm tới 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương, đồng thời nói không với các ngư cụ và sản phẩm nhựa dùng một lần tại các khu du lịch ven biển trong 10 năm tới. 

Ở cấp độ địa phương, hồi tháng 11, Phú Quốc đã trở thành một trong ba nơi đầu tiên ở Đông Nam Á tham gia sáng kiến thành phố quản lý rác thải nhựa thông minh của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF). Các chuyên gia của WWF đang hỗ trợ chính quyền Phú Quốc xây dựng kế hoạch chống ô nhiễm rác thải nhựa và áp dụng các giải pháp sáng tạo. Những nỗ lực này rất đáng để ghi nhận nhưng để giải quyết vấn đề và tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn như đã nhắc ở đầu bài, rất cần sự tham gia của nhiều bên trong xã hội.

Ngày càng nhiều sáng kiến xuất hiện tại Việt Nam và các nước khác cho thấy nhựa có thể biến từ một loại rác thải thành thứ tài nguyên có khả năng đem lại lợi nhuận tài chính. Chúng tôi đang cố gắng để các doanh nghiệp, nhà đầu tư thấy rõ điều này thông qua các hội nghị của Mạng lưới thiện doanh mạo hiểm châu Á (AVPN).

Evergreen Labs của Việt Nam là một ví dụ điển hình. Đơn vị này chuyên phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết những thách thức môi trường và xã hội như quản lý chất thải. Sáng kiến ReForm là một trong số này khi tận dụng các cơ sở thu gom rác phế liệu có sẵn để chuyển biến thành một cơ sở sản xuất nhỏ. 

Các cơ sở này được trang bị máy móc giá rẻ giúp người dân có thể tạo ra được các sản phẩm nhựa cấp thấp có thể bán ra lại thị trường, từ đó tăng thêm thu nhập và giúp giảm rác thải nhựa ra môi trường. Đây là một minh chứng cho thấy các giải pháp giá rẻ có thể góp phần làm thay đổi vấn đề.

Tôi tin rằng cơ hội để tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn nhựa là rất lớn ở Đông Nam Á nhưng các nỗ lực hiện tại vẫn phân mảnh, chưa có sự phối hợp để tạo ra quy mô ảnh hưởng lớn. Quỹ Ellen MacArthur ước tính mỗi năm thế giới phí phạm 80- 120 tỉ USD khi vứt đi các bao bì nhựa sau vài lần sử dụng.

Bà Naina Subberwal Batra hiện là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Mạng lưới thiện doanh mạo hiểm châu Á (AVPN) - một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Singapore và 13 văn phòng đại diện trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. AVPN có hơn 487 tổ chức thành viên tại hơn 30 nước, hướng tới việc hỗ trợ và liên kết các nhà đầu tư cho các sáng kiến, giải pháp tạo tác động có ý nghĩa đến xã hội.

Nhóm nghiên cứu biến rác thải nhựa thành axit có thể tạo ra điện Nhóm nghiên cứu biến rác thải nhựa thành axit có thể tạo ra điện

TTO - Công trình của nhóm nghiên cứu Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) được kỳ vọng sẽ là giải pháp giải quyết vấn đề rác thải nhựa hiện tại theo hướng thân thiện môi trường.

NAINA SUBBERWAL BATRA (BẢO DUY chuyển ngữ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên