01/09/2015 00:10 GMT+7

​Biến nước biển thành nước ngọt

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Quần thể nhà máy khử mặn Sorek của Israel mỗi ngày có thể “hô biến” nước biển thành 600.000 m3 nước ngọt dùng cho sinh hoạt.

Nhà máy Sorek nằm ở miền tây Israel, giáp biển Địa Trung Hải, được xây dựng với chi phí 400 triệu USD và đi vào vận hành năm 2013.

Sorek là nhà máy khử mặn lớn nhất thế giới, có thể đáp ứng 20% nhu cầu nước sinh hoạt của người dân Israel.  Quá trình biến nước biển thành nước ngọt ở nhà máy này được thực hiện qua 4 giai đoạn.

hinh-3a-1441006341.jpg

Đầu tiên, nước biển được đưa vào bể chứa để lọc dầu, loại bỏ rác. Sau đó, nước biển được đưa vào các bể lọc qua cát. Trong quá trình lọc, nước được cho thêm hóa chất để các phân tử nhỏ trôi nổi liên kết thành khối lớn hơn, khiến chúng bị ngăn lại ở lớp cát lọc. Cuối giai đoạn xử lý này, nước được kiểm tra đảm bảo đủ sạch trước khi đưa vào giai đoạn khử muối.

hinh-3b-1441006351.jpg

Ở giai đoạn khử muối, nước sẽ chạy qua các màng lọc nhằm tách phân tử nước với phân tử muối. Toàn bộ quá trình này khép kín và được điều khiển, theo dõi bằng máy tính. 

Cuối cùng, nước ngọt được đưa vào hệ thống nước uống của quốc gia, còn nước muối được đưa trở lại biển. Sản phẩm nước cuối cùng sử dụng trong sinh hoạt của nhà máy Sorek tương đương như nước khoáng.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên