09/09/2006 13:02 GMT+7

Bị tố cáo tiêu cực, hiệu trưởng THPT Lê Quý Đôn vẫn yên vị?

Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng
Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng

Ngày 8-9, Sở GD-ĐT TP.HCM đã thực hiện quyết định tạm đình chỉ chức vụ hiệu trưởng Trường THPT Gò Vấp đối với ông Dư Thế Lâm để làm rõ sai phạm theo đơn tố cáo.

aGGxnQ9E.jpgPhóng to
Ông Nguyễn Bình Minh, giáo viên Trường THPT Gò Vấp cung cấp tài liệu cho ông Lê Hiếu Đằng, Phó Chủ tịch UBMTTQ TPHCM ngày 8-9
Ngày 8-9, Sở GD-ĐT TP.HCM đã thực hiện quyết định tạm đình chỉ chức vụ hiệu trưởng Trường THPT Gò Vấp đối với ông Dư Thế Lâm để làm rõ sai phạm theo đơn tố cáo.

Dư luận đặt câu hỏi: Cùng bị thanh tra như nhau nhưng vì sao ở Trường THPT Lê Quý Đôn, bà hiệu trưởng Trần Thanh Vân không bị tạm đình chỉ công tác với tư cách là người đứng đầu như đối với ông Lâm?

Chuyện thật như đùa!?

Ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT từ chối không trả lời phóng viên về bức xúc của dư luận: Tại sao Sở GD-ĐT không tạm đình chỉ chức vụ hiệu trưởng của bà Trần Thanh Vân? Ông Minh chỉ nói ngắn gọn: “Đó là hai sự việc khác nhau.

Vụ “chạy trường” ở Lê Quý Đôn làm đúng quy trình pháp luật, làm đến đâu, giải quyết đến đó. Thanh tra đang làm”. Và theo lập luận của Sở GD-ĐT, trong biên bản khai nhận với cơ quan điều tra, bà Đỗ Thị Thu Hòa đã phủ nhận vai trò của hiệu trưởng nên “chưa có chứng cứ để tạm đình chỉ chức vụ bà Vân”.

Trong cuốn băng ghi âm, vai trò của hiệu trưởng được nhắc đến nhiều lần.

Việc bà Vân có hay không trong đường dây “chạy trường” cần có thời gian để làm rõ, nhưng với tư cách của một hiệu trưởng, bà Vân phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến danh tiếng của ngành và Trường Lê Quý Đôn trong nhiều năm.

Sau vụ tố cáo ở Trường THPT Gò Vấp, người ta lập tức không để hiệu trưởng điều hành lễ khai giảng nhằm tránh cho HS khỏi bị “sốc”.

Trường THPT Gò Vấp có 24 “đầu quỹ”

Ngày 8-9, ông Lê Hiếu Đằng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TPHCM đã tiếp xúc với ông Nguyễn Bình Minh, giáo viên Trường THPT Gò Vấp.

Theo trình bày của ông Minh, Hiệu trưởng Trường Gò Vấp lập ra đến 24 “đầu quỹ”, trong đó có nhiều quỹ không đúng quy định. Nhiều giáo viên của trường đề nghị Ủy ban MTTQ giám sát hoạt động của đoàn thanh tra Sở GD-ĐT đang thanh tra tại Trường THPT Gò Vấp vì “hiệu trưởng có mối quan hệ mật thiết với nhiều cán bộ Sở GD-ĐT”.

Ông Lê Hiếu Đằng cho biết: Ủy ban MTTQ TP sẽ đề nghị Sở GD-ĐT thanh tra lại toàn bộ các hoạt động văn hóa ngoài giờ, tăng tiết trên địa bàn TP, để giáo viên được hưởng thụ đúng công sức của mình.

* Sáng 8-9, Sở GD-ĐT đã triển khai quyết định bổ nhiệm ông Võ Văn Liễu làm Phó hiệu trưởng Trường THPT Gò Vấp, tạm thời thay thế ông Dư Thế Lâm (bị tạm đình chỉ chức vụ hiệu trưởng) để xử lý công việc của trường. Ông Liễu vốn là Phó hiệu trưởng Trường THPT Tân An (Long An) vừa chuyển công tác về TPHCM.

* Hôm qua, một số PHHS Trường THPT Lê Quý Đôn bị thanh tra Sở GD-ĐT mời làm việc để làm rõ nghi vấn thiếu điểm nhưng vẫn vào nhập học tại trường. Tuy nhiên, các PHHS này đã không đến như lịch hẹn.

HG.L.

Trong khi đó bà hiệu trưởng Trường Lê Quý Đôn - nhân vật “trung tâm” nhất trong cả trăm bài báo và đơn thư tố giác, hiện đang trong tầm ngắm của cơ quan điều tra - lại được đĩnh đạc gõ tiếng trống khai trường thiêng liêng sau tuyên bố hùng hồn: “Tập thể trường tuyên thệ bảo vệ sự trong sáng, lành mạnh của trường, nói không với thương mại hóa giáo dục”.

Nhìn cảnh tượng không đẹp này, hàng ngàn học sinh Trường Lê Quý Đôn sẽ nghĩ gì về chủ đề của năm học mới “Sống có trách nhiệm” mà TP vừa phát động?

Điều gì khuất tất phía sau?

“Nói thật lòng, tôi rất lo. Hàng năm Trường Lê Quý Đôn đều tổ chức đại hội công nhân viên chức nhưng không hiểu trường này thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ra sao khi mà những người không ăn cánh với hiệu trưởng bị “bay” khỏi trường”. Ông Lê Hiếu Đằng nói vậy và cho biết thêm: Ủy ban MTTQ TP vừa tiếp nhận tố cáo của một số cựu giáo viên, PHHS Trường THPT Lê Quý Đôn.

Họ nói rằng bà hiệu trưởng giống “vua” của trường, thích người nào thì phân cho nhiều tiết dạy cải thiện đời sống, còn những người bị liệt vào thành phần chống đối, bị trù dập và đẩy ra khỏi trường.

Điển hình là trường hợp cô Nguyễn Thanh Hằng, giáo viên cũ của Trường THPT Lê Quý Đôn (từ năm 1984-2001).

Năm 1998, trước những sai phạm của bà Vân như: tăng tiết dạy thêm thu tiền cao, chi thu quỹ phụ huynh, bè phái nội bộ, lộng quyền trong công tác cán bộ, mờ ám trong tổ chức thi tuyển lớp 10, cả vấn đề quan hệ đạo đức…, cô Hằng đã viết đơn báo cáo cho ông Trương Song Đức, Giám đốc Sở GD-ĐT thời bấy giờ. 4 tháng sau, Đảng ủy sở gởi văn bản khẳng định: “Bà Vân chưa đến mức sai phạm”.

Còn cô Hằng, từ một giáo viên chủ nhiệm giỏi bị bố trí sang làm công tác cất báo cũ tại thư viện.

Một năm sau, cô Hằng phải về dạy tại Trường THPT Tân Bình. Lần lượt nhiều người cũng bị thuyên chuyển công tác hay phải làm đơn xin nghỉ việc để tránh sự trù dập của lãnh đạo như cô Phương Hoa, cô Minh Dung, cô Hậu, thầy Hiếu, thầy Đức... Riêng trong tổ Văn, từ khi bà Vân lên làm hiệu trưởng thì 6/9 giáo viên lần lượt ra đi, chỉ còn lại 2 người là đồng minh thân cận của bà.

Đã vậy, trong năm học 2005-2006, mô hình công lập “chất lượng cao” của Trường THPT Lê Quý Đôn với mức học phí từ 650.000 đồng - 930.000 đồng/tháng (lĩnh vực 1) và từ 890.000 đồng - 1,2 triệu đồng/tháng (lĩnh vực 2) - mà chẳng qua là “học phí cao” - đã thực sự gây “sốc” cho xã hội, bị buộc phải ngừng.

Nhưng theo phản ánh của bạn đọc, nhà trường vẫn tiến hành mở 3 lớp thí điểm (đặt ở dãy lầu mới xây được trang trí rất đẹp), bất chấp quyết định của Giám đốc Sở GD-ĐT. Đó là chưa kể, nhiều cựu giáo viên và PHHS còn tố cáo hàng loạt dấu hiệu bất minh về tài chính của trường.

***

Tại sao trường hợp có liên quan trực tiếp đến những sai phạm tại đơn vị nhưng hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn Trần Thanh Vân vẫn được giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM ưu ái đến vậy? Đó là câu hỏi mà dư luận yêu cầu phải làm rõ.

Thủ tướng chỉ thị:

Xây dựng ngay chương trình hành động chống tiêu cực trong giáo dục

Hôm qua, 8-9, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành chỉ thị số 33 về chống tiêu cực và khắc phục thành tích trong giáo dục. Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT xây dựng ngay chương trình hành động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục giai đoạn 2006-2010 với yêu cầu: nâng cao đạo đức của nhà giáo; giáo dục tính trung thực cho học sinh-sinh viên, bảo đảm trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục. Đồng thời, phải xác định nhiệm vụ trọng tâm chống tiêu cực và bệnh thành tích của từng năm học; phối hợp với tổ chức chính trị- xã hội để chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích nói trên.

Thủ tướng cũng chỉ thị các địa phương và ngành giáo dục không áp đặt các chỉ tiêu về kết quả thi, lên lớp, tốt nghiệp một cách hình thức, không phù hợp với thực tiễn; xử lý nghiêm các tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục ở địa phương ngay từ đầu năm học 2006-2007.

Q.V.

DOANH DOANH - LÊ LINH

Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên