30/06/2018 13:31 GMT+7

'Bệnh ỷ lại' của người Việt, 91 năm qua vẫn còn nguyên

LAM SƠN - NGUYÊN LINH
LAM SƠN - NGUYÊN LINH

TTO - Năm 1927, nói về 10 thói xấu của người Việt cụ Phan Bội Châu có đề cập đến "tính ỷ lại". 91 năm qua, thói xấu ấy xem ra vẫn còn nguyên. Tại sao?

Bệnh ỷ lại của người Việt, 91 năm qua vẫn còn nguyên - Ảnh 1.

Sau bài viết “Hỗ trợ 'cần câu', thay vì tiền” trên báo Tuổi Trẻ ngày 18-6, Tuổi Trẻ nhận được hai ý kiến bạn đọc phản hồi về chuyện ỷ lại của người Việt.

1. Câu chuyện ở một phường nghèo thành thị. Ai cũng cố gắng bươn chải kiếm sống. Thanh niên làm hồ, thợ chính có thể kiếm 400.000 đồng/ngày, thợ phụ 200.000 đồng/ngày... 

Người lớn tuổi hơn, còn sức lao động đi bán vé số mỗi ngày ít nhất cũng lời một trăm ngàn, đủ trang trải cuộc sống trong gia đình... 

Nhưng từ khi vào diện "phường nghèo" được nhiều chính sách hỗ trợ thì không ít thanh niên lại tụ tập ngồi uống cà phê, nhậu nhẹt, chơi game. Sức dài vai rộng không chịu đi làm và những vụ việc lộn xộn xảy ra...

Về nông thôn, một người vừa khỏi diện "hộ nghèo" so bì với nhà hàng xóm: "Nhà đó đẻ cho lắm, đông con nên vẫn còn được công nhận hộ nghèo, nhà này năm nay đã bị cắt hỗ trợ. Nghĩ mình đẻ hai con, đúng chính sách, cũng thiệt thòi"... 

Một anh khác khi được hỏi: "Vách nhà sửa chưa, mùa mưa đến rồi?...", bất ngờ, trả lời tỉnh queo: "Nhà nước hứa lo, mình đỡ tốn tiền mua lá!".

Nghe, ngẫm mà buồn! Xã nghèo, nhiều lần được hỗ trợ bằng hình thức tặng vật như bò, heo... 

Họ không chăm sóc, không làm chuồng trại, đưa về chừng dăm bữa nửa tháng là... bán luôn! Lâu lâu lại thấy báo chí đăng chuyện người thân lãnh đạo chính quyền địa phương có nhà xây khang trang vẫn "tranh thủ" cho bằng được cái giấy chứng nhận hộ nghèo. 

Nhiều người không muốn thoát "hộ nghèo" bởi họ vẫn muốn giữ chặt những ưu đãi chính sách. Khi "được" xem xét thoát nghèo, rút sổ hộ nghèo thì kỳ kèo, khiếu nại, thậm chí chửi đổng...

2. Chuyện ở một trường trung học cơ sở. Vào ngày trực nhật của con, một người mẹ đã vào lớp quét lớp thay vì để học sinh này tự làm như bao học sinh khác. 

Vì mẹ thương con, vì học sinh này không biết, không thích làm việc nhà như quét nhà, rửa chén, nhặt rau... 

Và người mẹ cho rằng việc của con đến trường là học, chuyện quét dọn là của các cô lao công! Liệu đứa trẻ học được gì từ hành động làm thay của người mẹ?

Hằng ngày, bao người mẹ vẫn soạn cặp vở, giày dép thay con dù con cao lớn hơn mẹ. Thói ỷ lại cũng ăn dần vào thói quen sống, nhận thức của những người trẻ, với trí tuệ và sức lực tràn đầy. 

Trẻ nhìn vào những "người lớn ỷ lại" quanh mình! Trẻ không chỉ được bố mẹ bảo bọc, có khi còn được "bảo kê", chạy chọt cho thoát những sai lầm, hư hỏng từ khi còn bé.

Vài tháng trước, tại Mỹ, tòa án đã đưa ra xét xử một vụ bố mẹ kiện con trai 31 tuổi vì anh này không chịu ra khỏi nhà để sống tự lập. 

Nói để chúng ta có so sánh, nhìn lại cách chúng ta dung túng con cái mình, vô tình "cướp" mất của con cơ hội được tự đứng trên đôi chân của mình vì thói ỷ lại.

Thói ỷ lại cũng giết chết lòng tự trọng, sĩ diện của một người, của cả thế hệ mai sau, khi con em của những "người lớn ỷ lại" hôm nay thành người lớn. 

Chợt nhớ chuyện cụ Phan Bội Châu đã viết từ năm 1927 về 10 thói xấu của người Việt, trong đó có "ỷ lại tính". 

Và "thuốc" chữa "bệnh" được cụ gọi là "khí tự cường". Chuyện cụ viết một thế kỷ trước, nay "bệnh ỷ lại" vẫn còn nguyên, và hai chữ "tự cường" vẫn còn xa lạ trong ý nghĩ nhiều người.

Một bộ phận ỷ lại vào chính sách hỗ trợ, không tự vươn lên thoát nghèo Một bộ phận ỷ lại vào chính sách hỗ trợ, không tự vươn lên thoát nghèo

TTO - Thủ tướng vừa ký quyết định bãi bỏ chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn do không còn phù hợp; xuất hiện một bộ phận người dân ỷ lại vào chính sách của Nhà nước, không có ý thức tự vươn lên thoát nghèo...

LAM SƠN - NGUYÊN LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên