28/08/2007 05:30 GMT+7

Bệnh viện tâm thần TP.HCM: Bi kịch giải tỏa, di dời

KIM SƠN
KIM SƠN

TT - Để bàn giao mặt bằng cho thi công đại lộ đông - tây, từ tháng 9-2005 Bệnh viện Tâm thần TP.HCM (192 Hàm Tử) phải phá hàng rào, cắt vô sát phòng làm việc. Mới đây, UBND TP lại có công văn yêu cầu phải cắt tiếp vô nữa. Trong khi đó, việc sửa chữa cơ sở này và di dời bệnh viện vẫn... nằm trên giấy.

Nghe đọc nội dung toàn bài:

Với diện tích nhỏ hẹp, bệnh viện xoay trở vô cùng chật vật. Qua khỏi bàn bảo vệ là cái sảnh nhỏ với những hàng ghế chen kín dành cho bệnh nhân (BN) ngồi chờ đóng tiền, lách vào lối đi hẹp bên phải là khu phòng khám với căn phòng nhỏ xíu phải ngăn đôi, bên trong chỉ đủ chỗ cho cô nhân viên ngồi giữa núi hồ sơ ngổn ngang, bên ngoài là hai bàn nhận bệnh cho cả nam lẫn nữ với số BN đến khám ngoại trú khoảng 200 người/ngày. Chật chội, hơi người hừng hực, nóng, bụi... áp lên nhân viên và cả những BN đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đáng sợ nhất là khi BN lên cơn kích động, họ trở nên rất nguy hiểm, nhóm bảo vệ phải luôn túc trực để sẵn sàng can thiệp.

Sáng kiến... buồn

Số BN đang kích động, phá phách phải nhập viện điều trị nội trú tại 192 Hàm Tử thường từ 100-150 người. Sau khi điều trị tạm ổn, một số phải chuyển đến cơ sở 2 Lê Minh Xuân để điều trị tiếp. Tại đây có 300-350 BN và hiện cũng không còn chỗ. Cơ sở này đã triển khai sửa chữa từ đầu năm 2006 đến nay vẫn chưa xong.

BS Nguyễn Minh Hồng - phó khoa nữ - là người có “sáng kiến” tận dụng tất cả diện tích nhỏ hẹp còn lại: phòng 15m2 kê 3-4 bàn khám, phòng BN 15m2 kê sáu giường, 20m2 kê đến chín giường, tận dụng cả phòng hành chính cho BN nằm và dồn phòng hành chính chung phòng khám. Phòng cách ly dành riêng cho BN lên cơn kích động đáng lý chỉ một giường, nhưng khi không có BN thì kê thành ba giường, lúc có bệnh nặng lại kéo bớt giường ra..., dã chiến như trong thời kỳ chiến tranh.

Khổ nhất là thiếu nhà vệ sinh. Một BS ở khoa nữ cho biết nhà vệ sinh cũ bị giải tỏa nên mọi người đều phải dồn vào bốn phòng nhỏ trên lầu. Cảnh xếp hàng chờ thường xuyên xảy ra và luôn “kẹt phà”.

Người bệnh đến khám rồi về, nhưng với 230 CBNV ở đây luôn phải làm việc trong môi trường “nén” như vậy. Các BS còn cho biết phòng khám lẽ ra phải rộng và có cửa sau để còn đường thoát khi bị BN lên cơn tấn công, nhưng đằng này chỉ còn chỗ ngồi ép sát vào tường, không cửa sau, gặp BN lên cơn kích động đành chịu trận!

Nhiều gia đình khi đưa BN đến, nhìn cảnh chật hẹp nhếch nhác đã kiên quyết xin về. Không chữa, vì lo bệnh có thể nặng thêm...

Dời đi đâu?

BS Trịnh Tất Thắng - giám đốc BV - nói rằng từ năm 2001 BV đã có kế họach xin 3-5ha đất để xây cơ sở 400-500 giường. Đó là số giường khiêm tốn, với thành phố 8 triệu dân cần phải có BV 800-1.000 giường. Ban đầu xin đất ở Tân Bình, đơn vị có đất không đồng ý. Sau này UBND TP tạm giao 2ha đất ở phường Thạnh Xuân (quận 12) nhưng... cũng không được. UBND quận 12 cho 2,4ha nằm sát với khu Nhị Bình (Bình Dương) thì Sở Y tế và BV đều không dám nhận, vì vừa bị ngập nước do triều cường lại vừa không điện, nước, đồng thời quá xa trung tâm thành phố, không thuận tiện cho việc vận chuyển BN tâm thần cấp cứu. UBND TP lại giao quận 12 tiếp tục tìm một vị trí khác trước tháng 7-2007, nhưng đến nay chưa thấy hồi âm.

Ở mặt bằng của BV tại số 192 Hàm Tử hiện cũng gian nan không kém. Kinh phí cắt bỏ tiếp phần mặt tiền là 800 triệu đồng và phần sửa chữa 1,4 tỉ đồng được duyệt từ tháng 11-2004 nhưng đến nay... chưa có vì thủ tục nhiêu khê.

Cũng cần nhắc lại, giữa năm 2006 Sở Y tế từng gợi ý giao cho BV Tâm thần cơ sở 121 Lý Chính Thắng (quận 3), sau khi lấy lại mặt bằng 1.200m2 này từ BV Hoàn Mỹ, nhưng mọi chuyện rơi vào im lặng. Giữa năm 2007 có ý kiến lấy cơ sở này làm văn phòng Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS. Thực tế đến nay vẫn tiếp tục đóng cửa bỏ hoang...

KIM SƠN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên