19/02/2006 12:06 GMT+7

Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

Theo Sức khỏe & đời sống
Theo Sức khỏe & đời sống

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một bệnh hay gặp ở trẻ em, đứng hàng thứ 3 sau các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng và di chứng nặng nề.

w3YT7VhE.jpgPhóng to
Vòng tròn nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một bệnh hay gặp ở trẻ em, đứng hàng thứ 3 sau các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng và di chứng nặng nề.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là các vi khuẩn gram âm như E.coli, Proteus... một số cầu khuẩn đường ruột, ngoài ra còn có thể gặp do virus, nấm.... NKĐTN có thể gặp ở mọi lứa tuổi của trẻ.

Về các biểu hiện lâm sàng, có thể gặp 3 thể nhiễm khuẩn đường tiểu:

Viêm thận, bể thận hay nhiễm khuẩn đường tiểu trên. Trong trường hợp này ngoài viêm nhiễm ở đường tiểu còn kèm theo viêm mô kẽ thận.

Viêm bàng quang hay nhiễm khuẩn đường tiểu dưới.

NKĐTN không có triệu chứng.

Biểu hiện của bệnh: Vì bệnh không có triệu chứng đặc hiệu nên các dấu hiệu lâm sàng chỉ có giá trị gợi ý như:

Các dấu hiệu của nhiễm khuẩn: Trẻ sốt cao, rét run, toàn thân có tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đôi khi không có sốt, có thể thấy các biểu hiện như một tình trạng nhiễm khuẩn huyết: vàng da, hạ thân nhiệt...

Các dấu hiệu đái ít, đái buốt, nước tiểu đục cũng có thể gặp.

Nếu trẻ bị viêm bàng quang hay NKĐTN dưới có thể thấy trẻ đái rắt, đái đau, đái rặn. Nhiều trẻ la hét, sợ hãi hoảng hốt khi đái. Có thể để ý thấy bàn tay của trẻ khai do trẻ luôn nắm hoặc kéo dương vật. Đôi khi trẻ có thể kêu đau vùng hạ vị.

Nếu trẻ bị viêm nhiễm đường tiết niệu trên, ngoài tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân trẻ có thể kêu đau vùng thận.

Các xét nghiệm và thăm dò cần thiết phục vụ chẩn đoán: Khi thấy trẻ có các biểu hiện gợi ý, nghi ngờ như trên cần phải cho trẻ đến các trung tâm y tế làm xét nghiệm để chẩn đoán kịp thời.

Xét nghiệm nước tiểu có nhiều giá trị trong chẩn đoán NKĐTN. Soi tươi nước tiểu sẽ thấy bạch cầu trong nước tiểu tăng cao hơn chỉ số bình thường. Cấy nước tiểu sẽ phát hiện được vi khuẩn gây bệnh. Có thể xét nghiệm nước tiểu nhanh bằng que nhúng để thêm thông tin cho chẩn đoán bệnh.

Siêu âm, chụp Xquang có nhiều ý nghĩa trong việc chẩn đoán NKĐTN trên và cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, hay các NKĐTN tái phát.

Điều trị:

Đối với các trường hợp viêm bàng quang hay NKĐTN dưới, trẻ thường được điều trị ngoại trú tại nhà bằng một trong các loại kháng sinh uống như amoxicillin, ampixillin, cotrimoxazol. Thời gian điều trị từ 5-7 ngày.

Đối với các trường hợp NKĐTN trên, trẻ nên nằm viện để điều trị. Nếu trẻ có tình trạng toàn thân tốt có thể cho trẻ kháng sinh uống và theo dõi. Các trường hợp nặng hơn phải điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch hoặc phối hợp kháng sinh.

Khi phát hiện có các dị dạng hoặc bất thường ở đường tiểu như khít, hẹp bao quy đầu... thì cần phối hợp với các biện pháp điều trị ngoại khoa. Thời gian và liệu trình điều trị phải tuân theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Theo Sức khỏe & đời sống
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên