Sầu riêng giảm thiểu thâm quầng mắt
Bác sĩ Ngô Thị Bạch Yến, trưởng đơn vị đfiều trị - chăm sóc da, khoa khám bệnh - Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, kể trong quá trình khám da cho bệnh nhân tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, không ít bệnh nhân mặc định do ăn nhiều sầu riêng nên làm họ nổi mụn.
Sầu riêng chứa một hàm lượng lớn vitamin C ngăn ngừa các gốc tự do khác nhau và làm chậm quá trình lão hóa của cả da cơ thể và da mặt. Việc tiêu thụ sầu riêng cũng như dùng phần thịt sầu riêng làm mặt nạ cho da mặt giúp chống lão hóa.
Phần dưới mắt và vết đen quanh mắt là do bị rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ. Đắp phần thịt sầu riêng quanh mắt trước khi ngủ sẽ giảm thiểu thâm quầng mắt và các đốm đen. Sẽ tốt hơn nếu kết hợp bằng cách tập thể dục và uống vitamin E.
Loại quả này chứa vitamin E, có tác dụng hiệu quả trong việc làm mịn da. Ăn sầu riêng với lượng vừa đủ và thường xuyên sẽ giúp chúng ta tránh được những vết đen, sạm trên da.
Vitamin C và chất chống oxy hóa của nó rất mạnh trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Ăn vừa phải thì hỗ trợ điều trị được mụn trứng cá, nhưng ăn nhiều thì sẽ phát triển mụn trứng cá. Do vậy, chỉ nên ăn sầu riêng 2-3 lần/tuần, mỗi lần 1-2 múi để giúp cơ thể không bị dư thừa năng lượng và ổn định đường huyết, tránh mụn nhọt.
Ngoài tác dụng làm tiêu mụn, sầu riêng còn ngăn ngừa sự bùng phát của mụn nếu ăn đúng cách.
Sầu riêng giúp ngăn ngừa táo bón
Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới độc đáo. Sầu riêng phổ biến ở Đông Nam Á, được mệnh danh là "vua của các loại trái cây". Sầu riêng rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn hầu hết các loại trái cây khác.
Sầu riêng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng gồm vitamin B, vitamin C, khoáng chất, axit béo, các hợp chất thực vật và chất xơ. Sầu riêng có năng lượng cao so với các loại trái cây nhiệt đới khác.
Sầu riêng cũng giàu các hợp chất thực vật lành mạnh, bao gồm anthocyanins, carotenoid, polyphenol và flavonoid. Nhiều chất trong số này có chức năng như chất chống oxy hóa.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sầu riêng có thể có những đặc tính là một chất chống oxy hóa, làm giảm lượng đường trong máu, hoạt động chống ung thư, tăng cường tiêu hóa, làm giảm tiêu chảy, làm giảm mức cholesterol xấu, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Tất cả các bộ phận của cây sầu riêng - lá, vỏ, rễ và quả - đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh khác nhau, bao gồm sốt cao, vàng da và các bệnh ngoài da.
Các nghiên cứu cho thấy trái sầu riêng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Cụ thể, sầu riêng có chất chống oxy hóa, có thể vô hiệu hóa các gốc tự do gây ung thư. Trong một nghiên cứu trong ống nghiệm, chiết xuất sầu riêng đã ngăn chặn một dòng tế bào ung thư vú lây lan.
Một số hợp chất trong sầu riêng có thể giúp giảm mức cholesterol và nguy cơ xơ vữa động mạch. Vỏ sầu riêng có chứa các hợp chất có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm men.
Chất xơ trong sầu riêng giúp giảm nhu động ruột. Điều này giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Thiamin trong trái cây có thể cải thiện sự thèm ăn và sức khỏe nói chung ở người cao tuổi. Chất xơ trong sầu riêng còn kích thích nhu động ruột, làm dịu quá trình tiêu hóa.
Bên cạnh việc mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe như tăng cường tiêu hóa, năng lượng tức thời, tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện kết cấu da và tóc, hương vị ngọt tự nhiên của trái sầu riêng còn được đưa vào kẹo, bánh quy và bánh xốp.
Tuy vậy, ăn sâu riêng cũng sẽ có những tác dụng phụ như tăng kali máu. Tăng kali máu là tình trạng gây ra do hấp thụ nhiều kali. Sầu riêng có thể gây phản ứng dị ứng, dẫn đến sốc phản vệ (phản ứng dị ứng nghiêm trọng trong cơ thể).
Sầu riêng có thể gây nổi mề đay (ngứa da), nghẹt mũi, chảy nước mũi (chảy nước mũi), khàn giọng và nôn mửa. Do vậy, phải tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi ăn sầu riêng.
Ai phải chú ý khi ăn sầu riêng?
Những người bị suy giảm chức năng thận phải có biện pháp phòng ngừa thích hợp vì ăn sầu riêng có thể dẫn đến tích tụ kali trong cơ thể (tăng kali máu). Bà mẹ mang thai và cho con bú nên thận trọng trước khi ăn sầu riêng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn sầu riêng nếu có bất kỳ bệnh nào từ trước.
Sầu riêng có thể tương tác với Paracetamol. Nó có thể làm giảm huyết áp và gây độc tính. Sầu riêng cũng có thể phản ứng với rượu bằng cách ức chế sự hấp thụ của nó trong cơ thể. Tiêu thụ sầu riêng cùng lúc với rượu có thể gây ra vấn đề không tốt cho sức khỏe. Các nhà khoa học tin rằng các hợp chất giống như lưu huỳnh trong sầu riêng có thể ngăn chặn một số enzym phân hủy rượu, làm tăng nồng độ cồn trong máu.
Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tim đập nhanh. Để an toàn, tránh ăn sầu riêng và uống rượu cùng một lúc. Phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn sầu riêng nếu đang điều trị y tế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận