14/03/2012 06:45 GMT+7

Bảo vệ gấu tích cực hơn nữa

(Thanh Hoa)
(Thanh Hoa)

TT - Đồng cảm với lời kêu gọi “Cứu lấy gấu” (Tuổi Trẻ 12-3), nhiều bạn đọc cho rằng cần phải hành động tích cực hơn nữa để bảo vệ nhiều loại động vật hoang dã đang dần bị diệt vong.

fEPAksKb.jpgPhóng to
Gấu Hope bị cụt tay được nuôi ở Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã vườn quốc gia Cát Tiên - Ảnh: ĐỨC TUYÊN

Con người lãnh hậu quả

Nghe câu chuyện thấy xót xa, nhìn chúng đau đớn mà thương quá. Trước đây là những con voi to bị con người quật ngã, rồi tới những chú chim non... và nay tới gấu. Tất cả chúng ta hãy làm gì đi, hãy làm sao cứu lấy những động vật hoang dã này để chúng trở về với thiên nhiên, để cân bằng sinh thái. Nếu cứ như thế này thì không bao lâu nữa thiên nhiên hoang dã sẽ không còn và hậu quả mà chúng ta - con người - phải hứng chịu là rất nghiêm trọng.

Lập thêm nhiều tổ chức bảo vệ

Ở nước ngoài, những tổ chức bảo vệ động vật hoang dã phát triển rất mạnh. Chúng ta cần chung tay góp sức thành lập thêm nhiều tổ chức bảo vệ động vật hoang dã, tạo điều kiện để các động vật này có được nhiều môi trường sống phù hợp.

Phạt nghiêm kẻ săn bắt, nuôi nhốt

Tội nghiệp các chú gấu trong bài viết này nói riêng cũng như các loài động vật khác nói chung. Hiện trạng săn bắt, nuôi nhốt, khai thác trái phép động vật hoang dã đã đẩy chúng vào con đường diệt vong. Ý thức của một số người quá kém, hoặc đã bị lợi nhuận làm mờ mắt hay đã bị lòng ham muốn (như muốn thưởng thức) làm họ trở nên ngày càng vô cảm hơn.

Ngay các chú voi hiện còn sót lại trên Tây nguyên cũng bị con người săn bắn hoặc bị du khách vặt cho sạch lông đuôi. Cách duy nhất để bảo vệ chúng là phạt thật nghiêm những kẻ săn bắt, vận chuyển, nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép. Nếu không, ngày tuyệt chủng của chúng không còn xa nữa và công sức những người bảo vệ cũng sẽ như muối bỏ biển.

Dựa vào lớp trẻ

Người sử dụng mật gấu đến từ đủ các tầng lớp, vị trí xã hội. Mật gấu đến từ đâu? Từ Hope, từ Grall, Chaince, Misa, Kim, Sally, Lorna, Sunshine... những con gấu may mắn được trung tâm cứu hộ tiếp nhận, và còn không biết bao nhiêu con gấu bất hạnh khác chưa được biết đến.

Cũng như vi cá mập, người Á Đông đang đẩy những con vật này đến bờ tuyệt chủng, con cháu chúng không có cơ hội sinh sôi. Hãy quên đi việc thay đổi ý thức của người lớn, vì chúng ta chẳng mong làm gì được với họ.

Hãy tập trung giáo dục cho thế hệ trẻ, hãy đưa chính những hình ảnh thương tâm này vào trường học và phân tích cho học sinh thấy chỉ vì những công dụng y học chưa công bố của sản phẩm động vật, mà người ta đẩy những người bạn thiên nhiên vào chốn đường cùng, tận diệt chúng. Có như vậy, mới mong lớp trẻ sẽ “nói không” với việc hành hạ hoặc tận diệt thú rừng, tích cực bảo vệ động vật tốt hơn

(Thanh Hoa)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên