27/04/2011 07:39 GMT+7

Âu lo với tài xế xe khách

NGUYỄN KHẢI HOÀNG (khnguyen_2001@...)
NGUYỄN KHẢI HOÀNG (khnguyen_2001@...)

TT - Liên tục các số báo ngày 25 và 26-4, Tuổi Trẻ giới thiệu các bài viết của người đi xe khách và nhất là loạt bài “Cuộc đời sau tay lái” (từ 15-4) do chính các bác tài kể chuyện đã cho thấy nhiều tài xế rất bất cẩn, tuy nhiên nghề này cũng cần được chia sẻ nhiều hơn.

F8xNSBZD.jpgPhóng to

Hành khách cần đấu tranh với cái xấu

Hiện trạng chạy nhanh vượt ẩu, không tuân thủ quy định an toàn giao thông là rất báo động và quá ám ảnh với những ai phải dùng đến phương tiện xe khách. Ngoài những nỗ lực của các nhà chức trách, tôi thấy rất cần đến vai trò tích cực của hành khách. Trong lúc công an bám đuổi sát nút hoặc lúc xe đã dừng lại, tại sao hành khách không ai dám đứng ra bênh vực cho lẽ phải, ép buộc nhà xe phải dừng lại. Sinh mạng của tất cả mọi người không phải đang bị lâm nguy sao?

Lắp thêm nhiều camera

Cần lắp đặt nhiều camera trên quốc lộ, đường cao tốc để cánh tài xế phải e dè mà chạy chậm và cũng có bằng chứng để bắt phạt. Một trạm camera và một trạm cảnh sát giao thông đặt cách nhau khoảng 200m là có thể xử lý kịp thời xe vi phạm. Khi xe vi phạm cố tình bỏ chạy thì các trạm cảnh sát giao thông nên liên lạc với nhau để phối hợp truy bắt.

Xe 16 chỗ chất 30-32 người

Đi xe 16 chỗ mà chở 25 người vẫn là chuyện nhỏ. Tôi đã đi xe 16 chỗ ngồi mà chất đến 30-32 người. Ở tuyến TP.HCM đi Đức Linh hay Tánh Linh (Bình Thuận)việc chất 30-32 người là chuyện thường ngày. Đó là mới chỉ tính chuyện chất người chứ chưa nói đến chuyện chất hàng, nếu có dịp đi trên tuyến đường này bạn sẽ biết xe “chất lượng cao chính hiệu”. Chất lượng cao ở đây không phải là phục vụ tốt mà có nghĩa chất một lượng khách và hàng hóa thật cao thật đầy (!).

Ai cũng có thể gây tai nạn nếu bất cẩn

Loạt bài viết “Cuộc đời sau tay lái” như lời cảnh tỉnh chữ tâm của người tài xế. Có thể thấy hầu hết các vụ tai nạn trên đều do tài xế kém ý thức. Biết rằng do cuộc sống khó khăn, nhiều tài xế còn chưa đủ một trình độ văn hóa nhất định, nhưng đó không phải là vấn đề cốt lõi bởi ai cũng có thể gây tai nạn nếu bất cẩn, hơn nữa chữ tâm ở một người không phụ thuộc vào trình độ văn hóa. Nghề lái xe hằng ngày đối diện, chuyên chở nhiều số phận, nếu thiếu chữ tâm thì không thể nào sống với nghề đó được. Điều này cũng có nghĩa nên xem lại công tác dạy đạo đức nghề nghiệp tại các trường dạy lái xe.

Bác tài giờ trẻ quá

“Bác tài”, cách gọi mà theo tôi hiểu là để chỉ người ngồi sau tay lái đã đứng tuổi, đáng để gọi bằng bác (bác tài xế) một cách kính trọng. Họ có bề dày kinh nghiệm lái xe và đủ độ chín chắn về mặt ý thức hiểm họa tai nạn giao thông. Tôi chỉ ngoài 30 tuổi, nhiều khi lên xe thấy bác tài mà lòng cảm thấy bất an. Tôi phải gọi họ bằng “em tài” hay lịch sự thì gọi bằng “anh tài xế” thì đúng hơn vì bác tài trẻ quá. Họ mê tốc độ, dư tính háo thắng nhưng thiếu ý thức giao thông. Đành rằng nguyên nhân tai nạn giao thông không hẳn hoàn toàn do tài xế nhưng người cầm lái luôn ý thức được lái xe cần phải cẩn thận, điềm tĩnh thì an toàn hơn. An toàn cho mình và cho người khác.

__________

Tin bài liên quan:

17 phút khiếp đảmHung thần trên quốc lộ 91Hà Tĩnh: Xe khách bị lật, hơn 40 người thoát nạnHãi hùng “xe khách chất lượng cao”

NGUYỄN KHẢI HOÀNG (khnguyen_2001@...)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên