Phân tích trong 100 gram lá cà ri có chứa 66,3% nước, 6,1% protein, 1% chất béo, 16% carbohydrat và 4,2% khoáng tố vi lượng gồm canxi, photpho, sắt và một ít vitamin C.
1. Điều trị rối loạn tiêu hóa: 1-2 muỗng dịch ép tươi từ lá cà ri, thêm một muỗng dịch ép trái quất và một ít đường chữa chứng đau bụng, buồn nôn và nôn mửa do ăn không tiêu hoặc ăn quá nhiều chất béo. Lá cà ri nghiền mịn thành bột trộn với vài muỗng hỗn hợp bơ sữa, ăn lúc bụng đói trị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi. Lá cà ri nấu chín còn chữa được tiêu chảy, kiết lỵ và bệnh trĩ, ăn không hoặc trộn thêm mật ong...
2. Bệnh tiểu đường: mỗi buổi sáng ăn 10 lá tươi (chọn lá không non không già), ăn liền trong ba tháng có tác dụng ngừa bệnh tiểu đường. Ở các bệnh nhân béo phì, lá cà ri có tác dụng làm giảm lượng triglycerid và cholesterol toàn phần trong máu, giúp người bệnh giảm cân.
3. Tác dụng chống oxy hóa tế bào: Các nhà nghiên cứu dược phẩm Anh đã phát hiện lá cà ri có khả năng ngăn ngừa ung thư nhờ tính chất chống oxy hóa tế bào, bảo vệ tế bào gan và tăng cường thải độc cho gan. Dịch chiết từ rễ cây cà ri còn có tác dụng bổ thận, chữa các chứng đau và các rối loạn có liên quan tiết niệu và sinh dục.
4. Tóc bạc sớm: Lá cà ri được xem như nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể giúp ngăn ngừa bệnh tóc bạc sớm. Theo các nghiên cứu, lá cà ri nuôi dưỡng chân tóc, giúp tóc mới mọc khỏe hơn và sắc tố trở lại bình thường. Có thể ăn lá bằng cách trộn giấm, nước xốt hoặc xay sinh tố với một ít bơ và sữa.
Chú ý: không nhầm lẫn cây cà ri với một cây khác cũng được gọi là cà ri hay điều nhuộm, trái màu đỏ to như trái chôm chôm, người ta dùng để lấy sắc tố đỏ làm màu tự nhiên trong thực phẩm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận