Thứ 5, ngày 28 tháng 1 năm 2021
Abbas, nhiếp ảnh gia Iran từng chụp chiến tranh Việt Nam vừa qua đời
TTO - Nghệ sĩ nhiếp ảnh huyền thoại sinh tại Iran, ông Abbas Attar, người từng có nhiều bức ảnh quý về cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam vừa qua đời ở tuổi 74 tại Paris, Pháp.

Ông Abbas - Ảnh: MAGNUM
Theo hãng tin AFP, hãng thông tấn ảnh nổi tiếng thế giới Magnum, là nơi ông Abbas là thành viên, ngày 25-4 đã phát thông báo về sự ra đi của nghệ sĩ nhiếp ảnh gạo cội từng là phóng viên ảnh chiến trường tại Bangladesh, Việt Nam, Trung Đông, Iran, Chile, Cuba.
Ông Abbas cũng từng có mặt tại Nam Phi để ghi nhận lại những sự kiện lịch sử trong giai đoạn diễn ra chế độ phân biệt chủng tộc apartheid.
"Ông ấy là người cha của cả một thế hệ các tay máy trẻ", chủ tịch hãng thông tấn ảnh Magnum, ông Thomas Dworzak nói về bậc thầy nhiếp ảnh vừa tạ thế.
Ông là "một công dân của thế giới" đã ghi lại tư liệu của những cuộc chiến tranh, thảm họa, những cuộc cách mạng và những phong trào nổi dậy.

"Ông Abbas là một người tuyệt vời trong số những người tuyệt vời", chủ tịch tổ chức Phóng viên không biên giới Pierre Haski chia sẻ trên Twitter. "Tác phẩm của ông ấy quá lớn và bao trùm nhiều khu vực" - AẢnh: Japna Times
Theo trang Magnum Photos, ông Abbas tới Việt Nam năm 1972 và đã có một loạt những phóng sự ảnh ghi lại dấu ấn tại miền Nam Việt Nam trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Ông Abbas từng có bài viết chia sẻ với tựa đề "Ba Việt Nam của tôi" trên trang Magnum Photos. Ở đó ông bày tỏ những ngẫm ngợi về nghề trong bối cảnh thực tế khốc liệt của chiến trường Việt Nam lúc ấy.
Và một phần mà ông nhận ra chưa được phản ánh đầy đủ, chính là hình ảnh về những người lính Cộng sản (mà lúc ấy phía Mỹ gọi là Việt cộng). Theo đó đây cũng là chủ đề được ông khai thác nhiều trong những năm ở Việt Nam.
Chúng ta cùng nhìn lại một số bức ảnh mà ông Abbas đã ghi lại trong những năm tháng có mặt tại Việt Nam cả trong giai đoạn chiến tranh lẫn giai đoạn sau giải phóng.

Một chiến sĩ Cộng sản mang trên người khẩu Kalashnikov, khoác ba lô đang chèo xuồng ở vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long năm 1973 - Ảnh: ABBAS|MAGNUM PHOTOS

Một lớp học dựng tạm trong một ngôi làng vừa được quân cách mạng giải phóng ở gần Mỹ Tho năm 1973 - Ảnh: Ảnh: ABBAS|MAGNUM PHOTOS

Một người lính trở về sau chiến tranh với một bên tay phải đã mất tại một công viên ở Hà Nội năm 1975 - Ảnh: ABBAS|MAGNUM PHOTOS

Một tập quân sự tại miền bắc Việt Nam năm 1975 - Ảnh: ABBAS|MAGNUM PHOTOS

Nắp hầm trú ẩn ở một ngôi làng tại Mỹ Tho, Tiền Giang năm 1973 - Ảnh: ABBAS|MAGNUM PHOTOS
-
TTO - Bộ Y tế chính thức công bố 82 ca bệnh mới lây nhiễm trong cộng đồng tại Hải Dương và Quảng Ninh, trong đó Hải Dương 72 ca, Quảng Ninh 10 ca. Trong ghi đó, bước đầu phân tích cho thấy F0 không phải là bệnh nhân đi Nhật.
-
TTO - Thông tin sau cuộc họp khẩn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hình COVID-19 sáng 28-1: Hai ổ dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh bước đầu ghi nhận hơn 80 ca, liên quan đến chủng mới của virus corona nên lây lan rất nhanh.
-
TTO - Sáng nay 28-1, Bộ Y tế thông báo bất ngờ phát hiện 2 ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng ở Hải Dương và Quảng Ninh.
-
TTO - Nam thanh niên người Việt bay từ Nội Bài ngày 17-1 (cùng ngày nữ công nhân Hải Dương) cũng có kết quả dương tính với COVID-19 tại Nhật.
-
TTO - Hôm nay 28-1, Đại hội Đảng XIII sẽ làm việc tại hội trường, tiếp tục thảo luận các văn kiện Đại hội XIII và nghe báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận