9 thành viên phi hành đoàn CASA-212 |
>>Vĩnh biệt 10 quân nhân trên Casa 212 và Su30-MK2
1. Tuần trước, ba cắt tóc cho con trai lớn và con trai nhỏ. Con trai lớn 4 tuổi, con trai nhỏ mới vừa 21 tháng, bé bỏng.
Ba nói mấy hôm nữa ba lãnh lương ba để dành, rồi thư thư ba đổi cái xe gắn máy chứ chiếc Dream ba đang chạy nát quá rồi. Ba thương bà nội thích xem ca nhạc, tiền để dành ba vừa mua cho nội cái tivi.
Ba mẹ lấy nhau, nghèo túng. Lên Hà Nội trọ, hồi chưa có hai con trai thì trọ với giá 1 triệu đồng/tháng, giờ thêm hai con phải đổi sang nhà 2,5 triệu/tháng. May mà những tháng gần đây, ba được thuê nhà công vụ.
Bây giờ thì ba không về nữa rồi, hai con trai không được ba cắt tóc cho nữa rồi, căn nhà vắng bóng đàn ông thật rồi. Ba nói ba đi tìm mấy chú, rồi ba đi mãi.
Sau này con trai lớn, chắc hai con trai không còn nhiều quá ký ức về ba nữa đâu.
Ba là trung úy Nguyễn Văn Thái, ba hi sinh trên chuyến bay CASA-212.
2. Bố trải qua cuộc chiến đấu chống Mỹ, về làng lập gia đình. Anh là người con mang đầy hi vọng của bố và mẹ. Hồ sơ của bố ghi thương binh 2/4.
Sáu năm nay, bố nằm liệt giường. Lúc nào nghỉ phép, anh cũng tranh thủ chạy ù về xoa lưng bóp chân cho bố. Anh theo đường binh nghiệp như bố.
Mùa này, quê anh có vải. Những trái vải trong vườn kém tươi, mẹ vừa trông bố vừa tỉ mẩn lựa trái vải không háp nắng mang ra chợ bán được đồng nào hay đồng nấy.
Mấy hôm rồi, bố chảy nước mắt chờ anh. Mà anh không về nữa rồi, biển xanh giữ anh lại mãi mãi, anh đi trước bố, anh không còn được niềm hạnh phúc xoa người cho bố nữa.
Nếu anh biết bố đang chảy nước mắt, nếu anh biết mẹ đang khóc chắc anh đau lòng lắm. Nhưng mà anh biết phải làm sao, anh có làm được gì nữa đâu.
Anh là thiếu tá Nguyễn Ngọc Chu, hi sinh trên chuyến bay CASA - 212.
3. Đó là hai thân phận trong chín phi công, quân nhân chuyên nghiệp hi sinh khi tham gia kiếm tìm đồng đội.
Tôi có viết: “Người lính không trở lại/ Chuyện cũng bình thường thôi/ Trên không trung gió lộng/ Anh hóa thành mây trôi”.
Chọn cho mình con đường binh nghiệp, tôi tin là người lính không mưu cầu gì cho cá nhân mình, thậm chí là hoa hồng trong ngày hoan ca.
Tôi chỉ mong mọi người đừng để trôi qua quá nhanh cảm xúc, nhất là khi cảm xúc tưởng chừng đã vượt qua cao trào.
Hãy yêu thương trọn vẹn, nếu có thể. Bởi còn đó những đứa bé chỉ nhớ gương mặt cha qua di ảnh, còn đó những cái lạnh lưng giấc nửa khuya của những góa phụ trước những nỗi đau phải chia lìa...
Người sĩ quan bình dị Gần 10 ngày nay, bà con ở khu tập thể 918 Long Biên, Hà Nội cạnh nhà đại tá Lê Kiêm Toàn, lữ đoàn trưởng lữ đoàn 918, gần như thức trắng với gia đình. Đại tá Toàn ra đi, gia đình chỉ còn vợ anh và hai cô con gái, trong đó cô thứ hai sắp vào lớp 11. Gia đình những ngày này vừa đơn chiếc vừa đau buồn.
“Hàng xóm láng giềng thường xuyên túc trực và động viên vợ con anh Toàn. Vợ anh ấy cũng là bộ đội, chúng tôi ở đây đều là đồng đội, mất mát là mất mát chung” - một người hàng xóm ở khu tập thể tâm sự.
Nhiều cán bộ cùng đơn vị đã nghỉ hưu những ngày này vẫn sang nước nôi, giúp đỡ gia đình. Trong ký ức của những người hàng xóm, đại tá Toàn và gia đình sống rất tình cảm, dù đi sớm về hôm nhưng tính ông tếu táo và gần gũi. Mỗi dịp Tết thiếu nhi 1-6, gia đình đại tá Toàn bao giờ cũng có phần “tài trợ” để trẻ con trong xóm chung vui. (Nam Trần) |
Những dòng thơ của cô giáo dạy văn Trần Thị Lam (THPT chuyên Hà Tĩnh) trên tài khoản Facebook của cô về sự ra đi của các chiến sĩ không quân nói hộ nỗi niềm của bao nhiêu trái tim làm thổn thức lòng người. Tuổi Trẻ xin chép ra đây dòng thơ của cô. Lau nước mắt đi nào em của anh |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận