Nhân dịp đặc biệt này, tạp chí ảnh Bigpicture đã chọn ra 8 “lỗ thủng” tự nhiên và nhân tạo ấn tượng nhất trên thế giới. Hãy cùng chiêm ngưỡng những công trình ngoạn mục này.
1. Mỏ kim cương “Mir”, CHLB Nga
Phóng to |
Nằm ở thành phố Mirny, Yakutia, “lối vào lòng đất Mir” có độ sâu 525m, đường kính 1,2km. Khi còn hoạt động, một chiếc xe tải lớn phải mất 2 giờ để đi từ miệng hố xuống đáy của nó.
Tháng 6-2001 chính phủ đã ngừng các hoạt động khai thác kim cương tại đây.
2. Hang đá vôi khổng lồ ở Belize
Phóng to |
Đây là một lỗ tròn màu xanh nằm dưới đại dương, có đường kính 305m, sâu 120m. Nó được hình thành như một hang đá vôi trong thời kỳ băng giá.
Hang đá vôi Belize nằm gần trung tâm Lighthouse Reef, một đảo san hô nhỏ, cách thành phố Belize khoảng 100km.
3. Mỏ kim cương Diavik, Canada
Phóng to |
Mỏ Diavik nằm trên những hòn đảo và có cơ sở hạ tầng cùng với một sân bay, có khả năng tiếp nhận máy bay Boeing chở khách.
Mỗi năm Diavik sản xuất khoảng 7,5 triệu carat kim cương (tương đương 1,5 tấn).
4. Hang động chứa đầy khí gas ở Derweze, Turkmenistan
Phóng to |
Năm 1971, các nhà địa chất phát hiện một hang động ngầm lớn chứa đầy khí tự nhiên trong khi tiến hành khai thác ở làng Derweze, Turkmenistan.
Mặt đất bên dưới giàn khoan đột nhiên sụp đổ, để lại một lỗ lớn với đường kính khoảng 5-10m. Để ngăn chặn khí độc rò rỉ ra ngoài, các chuyên gia địa chất đã quyết định đốt lượng khí độc này để đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe cho người dân trong khu vực.
Hang động có đường kính khoảng 60m, độ sâu khoảng 20m, được người dân bản xứ và khách du lịch gọi là “cổng địa ngục”.
5. Mỏ đồng Bingham Canyon, Utah, Hoa Kỳ
Phóng to |
Đây là một trong những hố sâu nhân tạo lớn nhất thế giới, được xây dựng từ năm 1906, sâu 1,2km, rộng 4km và diện tích bề mặt 7,7km2.
6. Đập nước Monticello, Califonia, Hoa Kỳ
Phóng to |
Đập Monticello là hồ chứa cung cấp nước và nguồn thủy điện cho vùng North Bay thuộc vùng vịnh San Francisco. Được khởi công xây dựng những năm 1953-1957 với chiều cao 93m, rộng 312m với 249.000m3 bêtông, chứa được 1,98km3 nước.
Đập nước nổi tiếng bởi cấu trúc đập tràn dưới hình dạng một cái phễu khổng lồ có đường kính 22m.
7. “Lỗ thủng” Kimberley, Nam Phi
Phóng to |
Mỏ khai thác kim cương này được tạo ra từ năm 1871 và đã ngừng hoạt động từ rất lâu. Cách đây 100 triệu năm, đây là miệng núi lửa.
Trong thời gian hoạt động, người ta đã khai thác được 14,5 triệu carat kiem cương, tương đương với 2,722 tấn.
“Lỗ thủng” này được xem là hang động lớn nhất do con người tạo ra mà không cần dùng đến các thiết bị kỹ thuật. Thật khó tin, nhưng sự thật là công trình khổng lồ này được tạo ra bởi những công cụ thô sơ, đơn giản nhất - cuốc và xẻng.
Vào thời điểm dừng các hoạt động khai thác, độ sâu của mỏ Kimberley là 240m, bề rộng 463m, đường kính 1,6km. Hiện nay một lượng nước lớn dần dần lấp đầy hố.
8. “Lỗ thủng” Guatemala
Phóng to |
Một lỗ thủng khổng lồ đột nhiên xuất hiện ở Guatemala vào ngày 24-2-2007 khiến nhiều ngôi nhà bị sụt sâu vào lòng đất, nhưng rất may không có ai thiệt mạng. Đây là lỗ thủng có độ sâu hơn 100m, nằm ở một huyện nghèo của thành phố Guatemala.
Người dân cho biết khi hiện tượng này xảy ra, họ thấy mặt đất bắt đầu rung và có tiếng động lớn vang lên khiến nhiều ngôi nhà bị sụp đổ vào lỗ. Nơi xảy ra hiện tượng này bốc lên một thứ mùi rất khó chịu, giống như mùi cống ngầm lâu ngày và gây khó thở cho người xung quanh.
Theo các quan chức thành phố Guatemala, hiện tượng sụt lỗ này là do rò rỉ đường ống thoát nước làm cho khu vực đất ở dưới bị xói mòn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận