Bảng xếp các trường đại học tốt nhất Việt Nam năm 2022
Riêng Việt Nam, ngoài 4 trường đại học đã lọt vào bảng xếp hạng này năm ngoái, có thêm Đại học (ĐH) Duy Tân được ghi danh năm nay, nâng tổng số các trường được xếp hạng năm 2022 lên 5 trường.
Có 1.750 cơ sở giáo dục đại học trên toàn cầu được U.S.News & World Reports xếp hạng năm nay. So với năm ngoái, các trường đại học của Việt Nam đều tăng hạng đáng kể.
Trong đó, trường ĐH Tôn Đức Thắng tăng 236 bậc (từ vị trí 623 năm 2021 lên vị trí 387 năm 2022); ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tăng 84 bậc (từ vị trí 1.271 năm 2021 lên vị trí 1.187 năm 2022); ĐH Quốc gia Hà Nội tăng 11 bậc (từ vị trí 949 năm 2021 lên vị trí 938 năm 2022); riêng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội giảm 93 bậc (từ vị trí 1.356 năm 2021 xuống vị trí 1.449 năm 2022).
Cùng với 4 trường đại học này, trường ĐH Duy Tân lần đầu có mặt trên bảng xếp hạng năm 2022 và có vị trí khá cao là 577 thế giới.
Cụ thể bảng xếp hạng của các đại học Việt Nam như sau:
1. Trường ĐH Tôn Đức Thắng: vị trí 387,
2. Trường ĐH Duy Tân: vị trí 577,
3. ĐH Quốc gia Hà Nội: vị trí 938,
4. ĐH Quốc gia Tp.HCM: vị trí 1.187,
5. Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội: vị trí 1.449.
Ở bảng xếp hạng theo các lĩnh vực chuyên môn, U.S.News & World Reports cũng ghi nhận nhiều trường đại học của Việt Nam.
Ở lĩnh vực Kỹ thuậ & Công nghệ - Engineering, có sự góp mặt của 4 trường đại học Việt Nam, gồm:
1. Trường ĐH Tôn Đức Thắng: vị trí 137,
2. Trường ĐH Duy Tân: vị trí 355,
3. Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội: vị trí 650,
4. ĐH Quốc gia Tp. HCM: vị trí 772.
Lĩnh vực Kỹ thuật & Công nghệ với 4 đại học hàng đầu
Ở lĩnh vực Khoa học Vật liệu - Materials Science, có sự góp mặt của 4 trường đại học Việt Nam, gồm:
1. Trường ĐH Tôn Đức Thắng: vị trí 478,
2. Trường ĐH Duy Tân: vị trí 570,
3. ĐH Quốc gia Tp. HCM: vị trí 679,
4. Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội: vị trí 701.
U.S.News & World Reports ghi nhận các đại học Việt Nam ở lĩnh vực Khoa học Vật liệu
Theo U.S.News & World Report, các trường đại học thuộc top đầu thế giới đều nằm ở Mỹ. Trong đó, 26/50 trường đại học hàng đầu là ở Bắc Mỹ. Các trường đại học ở châu Âu chiếm gần 1/3 danh sách bảng xếp hạng và hầu hết nằm ở Vương quốc Anh.
Có 2 trường ở Vương quốc Anh nằm trong Top 10 là ĐH Oxford và ĐH Cambridge. 7 quốc gia khác ở châu Âu có trường trong Top 50, bao gồm: Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ. ĐH Thanh Hoa của Trung Quốc, ĐH Quốc gia Singapore của Singapore và ĐH King Abdulaziz của Ả Rập Xê Út là những trường ở châu Á nằm trong Top 50 của bảng xếp hạng này.
Top 10 trường đại học hàng đầu trên toàn cầu ghi nhận vị trí: ĐH Harvard (Mỹ), Viện Công nghệ Massachusetts(Mỹ), ĐH Stanford (Mỹ), ĐH California ở Berkeley(Mỹ), ĐH Oxford (Anh), ĐH Columbia(Mỹ), ĐH Washington(Mỹ), ĐH Cambridge(Anh), Viện Công nghệ California (Mỹ), ĐH Johns Hopkins(Mỹ).
Bảng xếp hạng U.S.News & World Reports năm nay cũng ghi nhận các cơ sở giáo dục ở châu Áđã có nhiều năm giữ vững ngôi vịxếp hạng caobên cạnh nhiều trường khác đangvươn lên. Cụ thể:
- ĐH Melbourne (Úc), vị trí 25,
- ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc), vị trí 26,
- ĐH Sydney (Úc), vị trí 28,
- ĐH Queensland (Úc), vị trí 36,
- ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), vị trí 45,
- ĐH Hồng Kông (Trung Quốc), vị trí 76,
- ĐH Tokyo (Nhật Bản), vị trí 77,
- ĐH Trung văn Hồng Kông (Hồng Kông - Trung Quốc), vị trí 82,
- ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc), vị thứ 105,
- ĐH Kyoto (Nhật Bản), vị trí 127,
- ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), vị trí 130,
- Viện Nghiên cứu Cơ bản Tata (Ấn Độ), vị trí 408, …
Một số đại học hàng đầu của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có thứ hạng cao là:
- ĐH Quốc gia Singapore (Singapore), vị trí 29,
- ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), vị trí 33,
- ĐH Malaya (Malaysia), vị trí211,
- ĐH Tôn Đức Thắng (Việt Nam), vị trí 387,
- ĐH Teknologi Malaysia (Malaysia), vị trí405,
- ĐH Duy Tân (Việt Nam), vị trí 577,
- ĐH Putra Malaysia (Malaysia), vị trí600,
- ĐH Quản lý Singapore (Singapore) 777,
- ĐH Indonesia (Indonesia) 878, …
Đây là lần thứ 8, U.S.News &World Report công bố bảng xếp hạng các đại học tốt nhất toàn cầu. Tạp chí này đã phân tích dữ liệu từ hơn 1.750 cơ sở giáo dục ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong 13 bộ tiêu chí được nghiêm túc xét duyệt, bảng xếp hạng tập trung vào các nghiên cứu học thuật và danh tiếng của các trường đại học.
Các tiêu chí chiếm tỉ trọng cao, như:
- Uy tín về nghiên cứu toàn cầu (12,5%),
- Uy tín về nghiên cứu khu vựcchâu Á (12,5%),
- Số bài báo thuộc 10% số bài báo có trích dẫn nhiều nhất (12,5%),
- Tỷ lệ % ấn phẩm thuộc 10% ấn phẩm được trích dẫn nhiều nhất (10%),
- Số lượng ấn phẩm (10%),
- Tác động trích dẫn được chuẩn hóa (10%).
Ngoài ra, còn có các tiêu chí khác như:
- Số lượng trích dẫn (7,5%),
- Số ấn phẩm có hợp tác với các tác giả quốc tế (5%),
- Số lượng bài báo được trích dẫn nhiều nhất trong Top 1% được trích dẫn nhiều nhất trong lĩnh vực tương ứng (5%),
- Tỷ lệ % tổng số các ấn phẩm thuộc Top 1% các bài báo được trích dẫn nhiều nhất (5%),
- Hợp tác quốc tế (5%),
- Sách xuất bản (2,5%)
- Hội nghị, hội thảo (2,5%).
Tất cả các tiêu chí này đều do U.S.News & World Report tự thu thập và được khảo sát khách quan bởi một bên thứ ba. Dữ liệu bài báo khoa học để U.S.News &World Report đưa vào phân tích được lấy từ Web of Science.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận