10/08/2023 15:59 GMT+7

45 năm Bảo tàng TP.HCM: Địa chỉ đỏ cho thế hệ trẻ

Sáng 10-8, lễ kỷ niệm 45 năm Bảo tàng TP.HCM và khai mạc chuyên đề 'Gốm Sài Gòn và vùng lân cận - nét đặc trưng văn hóa Nam Bộ' diễn ra tại TP.HCM.

Đoàn đại biểu tham quan khu trưng bày gốm sứ Minh Long bên trong Bảo tàng TP.HCM - Ảnh: THÁI THÁI

Đoàn đại biểu tham quan khu trưng bày gốm sứ Minh Long bên trong Bảo tàng TP.HCM - Ảnh: THÁI THÁI

Sáng 10-8, Bảo tàng TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm thành lập (1978 - 2023) và khai mạc trưng bày chuyên đề "Gốm Sài Gòn và vùng lân cận - nét đặc trưng văn hóa Nam Bộ" để giới thiệu nhiều bộ sưu tập gốm có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao.

Tham dự buổi lễ có bà Trương Mỹ Hoa - nguyên Phó chủ tịch nước, đại tướng Lê Hồng Anh - nguyên thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, ông Lê Hồng Liêm - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng...

Lưu giữ gần 400.000 tài liệu, hiện vật 

Theo bà Đoàn Thị Trang - phó giám đốc phụ trách Bảo tàng TP.HCM, từ năm 1978, bảo tàng đã không ngừng phát triển về quy mô cũng như phạm vi hoạt động, mang tính tổng hợp về tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người TP.HCM gắn liền với lịch sử, văn hóa của đất nước.

Từ vài ngàn hiện vật ban đầu, hiện bảo tàng đã lưu giữ gần 400.000 tài liệu, hiện vật. Trong đó có 82.945 hiện vật gốc. Nghiên cứu, hình thành trên 113 bộ sưu tập được đánh giá cao về giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học và kinh tế.

Bà Đoàn Thị Trang - phó giám đốc phụ trách Bảo tàng TP.HCM - phát biểu sáng 10-8 - Ảnh: THÁI THÁI

Bà Đoàn Thị Trang - phó giám đốc phụ trách Bảo tàng TP.HCM - phát biểu sáng 10-8 - Ảnh: THÁI THÁI

"Sắp tới, Bảo tàng TP.HCM tiếp tục đầu tư đổi mới trong các mặt hoạt động, bổ sung trưng bày các vấn đề lịch sử, văn hóa liên quan đến vùng đất Nam Bộ cũng như những vấn đề của cuộc sống đương đại. 

Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chức các chương trình giao lưu, sinh hoạt chuyên đề, biểu diễn nghệ thuật. Tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, viên chức để đáp ứng nhu cầu của khách tham quan và yêu cầu phát triển của bảo tàng", bà Trang phát biểu.

Tổng kết các thành tích đạt được của Bảo tàng TP.HCM, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, nhận định đây là một trong những đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

"45 năm qua, được sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo các cấp, tập thể cán bộ, viên chức Bảo tàng TP.HCM đã vượt qua khó khăn, từng bước trưởng thành và trở thành một trong những "địa chỉ đỏ", một điểm đến ý nghĩa, nhân văn cho thế hệ trẻ tìm về, không chỉ với lịch sử mà còn là những giá trị di sản văn hóa" - bà Thúy đánh giá.

Trưng bày gốm tại Bảo tàng TP.HCM

Bên cạnh lễ kỷ niệm, Bảo tàng TP.HCM còn phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Dương tổ chức triển lãm giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa và giá trị di sản của nhiều bộ sưu tập gốm tại TP.HCM và các vùng lân cận như Bình Dương, Đồng Nai...

Theo đó, triển lãm quy tụ hơn 50 hình ảnh và gần 200 hiện vật. Ban tổ chức mong muốn công chúng có thêm kiến thức về các loại gốm có giá trị lịch sử, văn hóa và mỹ thuật cao.

Bên cạnh đó, góp phần làm rõ giai đoạn hình thành và phát triển của các ngành nghề truyền thống tại khu vực Nam Bộ.

Quần thể tiểu tượng đại diện cho gốm Sài Gòn (ra đời và phát triển từ đầu thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20), thường xuất hiện trên các mái đình, miếu của người Hoa và người Việt. Đặc điểm nổi bật của dòng gốm này là sử dụng màu ngũ sắc (xanh, vàng, tím, trắng và nâu) - Ảnh: THÁI THÁI

Quần thể tiểu tượng đại diện cho gốm Sài Gòn (ra đời và phát triển từ đầu thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20), thường xuất hiện trên các mái đình, miếu của người Hoa và người Việt. Đặc điểm nổi bật của dòng gốm này là sử dụng màu ngũ sắc (xanh, vàng, tím, trắng và nâu) - Ảnh: THÁI THÁI

Trong ảnh là các sản phẩm gia dụng như hũ, thố, chậu hoa của gốm Sài Gòn - Ảnh: THÁI THÁI

Trong ảnh là các sản phẩm gia dụng như hũ, thố, chậu hoa của gốm Sài Gòn - Ảnh: THÁI THÁI

Dòng gốm tiếp theo là dòng gốm được sản xuất tại Pháp, được các thương nhân Pháp và Việt Nam giới thiệu vào đầu thế kỷ 19. Các sản phẩm gốm Pháp du nhập vào Việt Nam đa phần là đồ gia dụng. Hoa văn trang trí thường là hoa lá với màu sắc rực rỡ, phong cảnh nước Pháp hoặc một số tuồng tích của gốm sứ Trung Hoa. Điểm yếu của dòng gốm này là xốp, mỏng hơn các dòng gốm khác - Ảnh: THÁI THÁI

Dòng gốm tiếp theo là dòng gốm được sản xuất tại Pháp, được các thương nhân Pháp và Việt Nam giới thiệu vào đầu thế kỷ 19. Các sản phẩm gốm Pháp du nhập vào Việt Nam đa phần là đồ gia dụng. Hoa văn trang trí thường là hoa lá với màu sắc rực rỡ, phong cảnh nước Pháp hoặc một số tuồng tích của gốm sứ Trung Hoa. Điểm yếu của dòng gốm này là xốp, mỏng hơn các dòng gốm khác - Ảnh: THÁI THÁI

Dĩa con gà - sản phẩm nổi bật của gốm Lái Thiêu (Bình Dương) - một trong ba trung tâm gốm nổi tiếng Nam Bộ, ra đời vào khoảng giữa thế kỷ 19. Đây là dòng gốm kết hợp giữa ba trường phái: Quảng Đông, Phúc Kiến và Triều Châu - Ảnh: THÁI THÁI

Dĩa con gà - sản phẩm nổi bật của gốm Lái Thiêu (Bình Dương) - một trong ba trung tâm gốm nổi tiếng Nam Bộ, ra đời vào khoảng giữa thế kỷ 19. Đây là dòng gốm kết hợp giữa ba trường phái: Quảng Đông, Phúc Kiến và Triều Châu - Ảnh: THÁI THÁI

Bảo tàng TP.HCM tiền thân là Nhà bảo tàng Cách mạng TP.HCM, được thành lập theo quyết định số 172/QĐ-UB ngày 12-8-1978 của UBND TP.HCM.

Năm 1999, bảo tàng được chính thức mang tên Bảo tàng TP.HCM theo quyết định số 7606/QĐ-UB-VX ngày 13-12-1999 của UBND TP.HCM.

Bảo tàng thông minh tại TP.HCM hứa hẹn thu hút du kháchBảo tàng thông minh tại TP.HCM hứa hẹn thu hút du khách

TTO - Khu trưng bày với nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại, tương tác thông minh vừa hoàn thành thuộc Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ TP.HCM hứa hẹn nhiều khả năng thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên