Câu chuyện của tình yêu công lýHiệp định Paris tạo tiền đề cho thống nhất đất nướcTrưng bày văn bản gốc Hiệp định ParisTái hiện Hiệp định Paris qua 140 bức ảnhCánh cửa hòa bình đã hé mở...
Phóng to |
Nhóm đại biểu người Mỹ với bức ảnh chụp cuộc biểu tình chống chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam năm 1968 trước tòa nhà Quốc hội Mỹ. Bức ảnh này sau đó đã được tặng cho Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tại cuộc giao lưu - Ảnh: Việt Dũng |
Phóng to |
Ông Michael Strachinescu (Pháp) người lái xe cho đoàn Việt Nam trong 4 năm tại buổi giao lưu "Hiệp định Paris và tấm lòng bạn bè" - Ảnh: Việt Dũng |
Phóng to |
Ông Renato Darsie (Ý) người đã từng hiến máu và biểu tình chống chiến tranh tại Việt Nam giao lưu với các khán giả tại buổi giao lưu "Hiệp định Paris và tấm lòng bạn bè" - Ảnh: Việt Dũng |
Nhiều người của “thế hệ Việt Nam” ấy đã phải trả giá không ít khi đấu tranh cho hòa bình và độc lập của đất nước nhỏ bé hình chữ S xa xôi cách quê hương họ ngàn vạn dặm.
André Marcel Menras - Hồ Cương Quyết là một người như thế. Sinh năm 1945 trong một gia đình nông dân nghèo tại miền nam nước Pháp, tháng 7-1970, ông cùng với bạn là Jean Pierre Debris treo lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam trước hạ nghị viện (quốc hội) của Việt nam Cộng hòa (nay là Nhà hát lớn) và rải truyền đơn đòi hỏi Mỹ và các quân đội đồng minh của họ rút quân để Việt Nam có thể lặp lại hòa bình trong độc lập.
Bị chính quyền miền Nam bắt giữ, ông và bạn mình đã bị giam trong tù suốt 2 năm rưỡi tại trung tâm cải huấn Chí Hòa. Ra tù, ông trở lại Paris, ông đem danh sách của tù nhân chính trị đang bị giam giữ tại Côn Đảo, Chí Hòa, Tân Hiệp và Phú Quốc lúc đó mà ông và các bạn tù bí mật lấy được gửi tận tay cho bà Phạm Thị Minh (phái đoàn chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền nam VN) để giúp phái đoàn bác bỏ luận điệu của phái đoàn VN Cộng hòa và Mỹ rằng không có tù nhân chính trị tại miền nam VN.
Từ đầu năm 1973 đến chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng ngày 30-4-1975, ông vận động tuyên truyền trên cả thế giới, để chính quyền Sài Gòn tôn trọng hiệp định Paris và trả tự do cho các tù nhân chính trị và để dư luận buộc chính quyền Nixon phải ngừng việc hỗ trợ chế độ VN Cộng hòa.
“Tận mắt thấy cảnh tượng chiến tranh ác liệt, dã man, là một con người thì buộc phải phản ứng. Khi đó còn trẻ, tôi không biết chính trị hay cộng sản gì, chỉ biết con người phải phản ứng từ trái tim. Dân tộc VN muốn có quyền tự quyết, tức là quân đội nước ngoài phải rút hết thì mới có điều kiện cho hòa bình lâu dài.” - bằng tiếng Việt giọng Sài Gòn, ông giản dị chia sẻ lý do cho sự tranh đấu của mình và cho sự gắn bó cả cuộc đời với VN.
Chính trong thời gian ở tù, ông gặp thầy giáo tiếng Anh Nguyễn Văn Qưới, người đã tặng ông cái tên Hồ Cương Quyết và anh bạn Jean Pierre tên Hồ Tất Thắng. “Tôi đã hứa trước anh linh của bạn là không bao giờ vô cảm trước con người", André Menras Hồ Cương Quyết nói.
Cũng thời gian ấy, ở bên kia bờ Đại Tây dương, Ramsey Clark - Bộ trưởng Tư pháp Mỹ (1967-69) dưới thời Tổng thống Johnson, đã lên tiếng chống lại chính cuộc chiến tranh do chính phủ mình tiến hành bởi kinh hoàng trước những sự tàn sát và tàn phá do Đế quốc Mỹ gây ra ở Việt Nam và bất bình trước việc Chính phủ Mỹ đã lừa dối nhân dân Mỹ.
Tháng 8-1972, ông tham gia một đoàn đại biểu quốc tế đi tìm hiểu thực tế ở miền Bắc Việt Nam. Chuyến đi này đã gây tiếng vang rộng rãi trong dư luận Mỹ và thế giới. Ông nói: “Chúng tôi đã xâm phạm quyền của một quốc gia khác bằng cách sử dụng sức mạnh và công nghệ.”
Tháng 1-1969, Bộ trưởng Clark từ nhiệm khi Tổng thống Nixon tuyên thệ nhậm chức và vẫn tiếp tục các hoạt động phản chiến.
Những năm sau này, ông thường cảnh báo chính quyền Mỹ: “Điều cực kỳ quan trọng đối với linh hồn nước Mỹ là chúng ta không bao giờ được quên hành vi của chúng ta ở Việt Nam, rằng chúng ta phải không ngừng nghiên cứu nó nhiều lần, cố gắng hiểu thêm về nó, để xác định xem vì sao chúng ta đã có thế đem tất cả những bạo lực công nghệ đó, tất cả sinh mạng của những thanh niên con em chúng ta ném vào một cuộc chiến tranh ở đất nước đó…. Nước Mỹ không thể là viên cảnh sát của thế giới. Bản thân khái niệm này là phản dân chủ, phản quyền tự quyết, phản độc lập, phản tự do, phản lại tất cả những gì mà nhân dân Mỹ tuyên bố ủng hộ.
Còn vị khách Renato Darsie vẫn không giấu được chất lãng mạn kiểu Ý khi kể lại những kỷ niệm cách đây 40 năm. Trong lần sang VN này, ông được trao Huân chương hữu nghị vì những đóng góp cho hòa bình và phát triển của VN. Từng là Chủ tịch Hội hữu nghị Italia - Việt Nam; Chi ủy viên Chi bộ Đảng những người cộng sản Italia tại thành phố Venezia vùng Veneto, Ý, ông đã từng cùng những người anh em sang Nam Tư hiến máu rồi nhờ các bạn Nam Tư chuyển máu về VN giúp cac nạn nhân của đợt ném bom Giáng sinh 1972, vì việc này bị chính quyền địa phương thời ấy cấm đoán.
Năm 1975, ông Darsie đã tổ chức các hoạt động quyên góp mua phân bón, hóa chất ủng hộ một số địa phương của VN. Từ năm 2005, ông nhận tài trợ cho 15 con nuôi của tỉnh Thái Bình. “Chắc chắn 5 lần tôi bị buộc tội vì những hoạt động giúp đỡ, ủng hộ VN chỉ là một chuyện nhỏ so với những việc to lớn hơn rất nhiều mà các bạn đã làm", ông khiêm tốn nói - “VN sẽ mãi ở trong tim chúng tôi”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận