Hiệp định Paris tạo tiền đề cho thống nhất đất nướcTrưng bày văn bản gốc Hiệp định ParisTái hiện Hiệp định Paris qua 140 bức ảnhCánh cửa hòa bình đã hé mở...
Phóng to |
Bà Helene Luc (phải) - thượng nghị sĩ danh dự, chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp - Việt, có rất nhiều đóng góp giúp đoàn Việt Nam đàm phán tại Hội nghị Paris - xúc động ôm người bạn cũ Nguyễn Thị Bình - Ảnh: Việt Dũng |
Một người là nguyên phó chủ tịch nước VN, nguyên trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN. Một người là thượng nghị sĩ danh dự của Pháp, chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp - Việt.
Hai người phụ nữ mỗi người một vai trò, quốc tịch khác nhau, đã cùng đưa hàng trăm đại biểu là lãnh đạo các bộ, các vị lão thành cách mạng và bạn bè quốc tế của VN trở lại lịch sử cách đây 40 năm để cùng thấm thía những câu chuyện cũ, hi vọng về hiện tại và tương lai.
Niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi
Bà Bình nhớ lại: “Chúng tôi và một số cán bộ từ nhiều cơ quan chức năng được phân công tham gia hai đoàn đàm phán ở Hội nghị Paris về VN: đoàn VN dân chủ cộng hòa và đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng tôi đều đã hết sức cố gắng và hoàn thành nhiệm vụ”.
Bà Bình nói chính mục tiêu trước sau như một của chúng ta là độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc và lý lẽ “nước VN là một, người VN dù ở miền Nam hay miền Bắc đều có quyền và nghĩa vụ chiến đấu chống xâm lược” đã lan tỏa và khơi dậy tình cảm mến phục mạnh mẽ của bạn bè quốc tế về một dân tộc nhỏ dám chống lại nước lớn để bảo vệ quyền được sống trong độc lập và tự do.
Bà Bình nhận định một phong trào đoàn kết hết sức rộng lớn đã hình thành, bao gồm không chỉ những người cộng sản, cánh tả mà còn có đông đảo các lực lượng yêu chuộng hòa bình, công lý, những người có chính kiến, tôn giáo khác nhau. Động lực chính giúp đoàn đàm phán của VN kiên trì đấu tranh và hoạt động tích cực, theo bà Bình, chính là vì lợi ích tối cao của dân tộc, là niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Nhiệt huyết vì hòa bình
Từ khi tham gia đấu tranh chống chiến tranh xâm lược cho tới lúc trở thành thượng nghị sĩ danh dự - ủy viên Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban Quốc phòng của Thượng nghị viện Pháp, bà Helene Luc nói hình ảnh cô bé bị rải bom napalm (Phan Thị Kim Phúc, ảnh của Nick Út - PV) là hình ảnh khắc sâu trong tâm khảm mà bà không bao giờ quên được.
Thay mặt bạn bè quốc tế lên phát biểu ở lễ kỷ niệm, bà Luc nói: “Tôi xin bày tỏ lòng cảm phục của cá nhân tôi và có lẽ cũng là của nhiều người khác trên thế giới trước quyết tâm của các bạn làm cho cuộc sống ấm no hơn, tham gia bảo vệ hòa bình ở châu Á và trên toàn thế giới. Câu chuyện tình yêu mà chúng ta cùng trải qua vì hòa bình và công lý sẽ không bao giờ dừng lại”.
Câu chuyện tình yêu này nhen nhóm trong bà Helene Luc khi cuộc đấu tranh của nhân dân VN chống Mỹ đang vào giai đoạn ác liệt. Đoàn đàm phán VN dân chủ cộng hòa đến Pháp ngày 10-5-1968, đúng lúc đang sục sôi không khí đấu tranh. Bà Luc vẫn còn nhớ hình ảnh đông đảo công nhân, sinh viên đã tập hợp xuống đường, hô vang “Hồ Chí Minh” để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. “Đối với một thế hệ, hình ảnh trên biểu trưng cho sự phản đối sức mạnh Mỹ và sự thay đổi xã hội triệt để...” - bà Luc nói.
Nhân dịp 2-9-1980, một phái đoàn của thành phố Choisy Le Roi được Chính phủ VN mời sang thăm VN và cùng với chồng của bà Helene Luc khi đó là thị trưởng, đoàn đã vinh hạnh được gặp Tướng Giáp. Bà vẫn nhớ đại tướng Võ Nguyên Giáp dang rộng vòng tay ôm từng người và kể cho đoàn về cuộc đấu tranh cam go. Bà hồi tưởng: “Đại tướng nói: Chúng tôi chưa bao giờ hoài nghi chiến thắng. Trong chiến thắng cần con người và vũ khí. Người Mỹ có vũ khí tối tân nhưng họ không có những con người nhiệt huyết. Chúng tôi có. Vì vậy họ đã phải từ bỏ ý tưởng họ sẽ chiến thắng”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Thắng lợi lịch sử của nhân dân VN Phát biểu khai mạc buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “Cách đây 40 năm, ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN được ký kết, kết thúc thắng lợi cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước ta ở thế kỷ 20; đánh dấu thắng lợi lịch sử của nhân dân VN sau hơn 19 năm đấu tranh kiên cường, bất khuất trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao chống Mỹ xâm lược”. Theo Chủ tịch nước, Hội nghị Paris và Hiệp định Paris để lại nhiều bài học sâu sắc, có ý nghĩa lớn trong tình hình hiện nay. Trong đó có bài học về sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, bài học về kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia dân tộc; vận dụng đúng đắn phương châm ngoại giao Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; bài học về tầm quan trọng của thực lực như đúng lời Bác Hồ dạy: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng. Cái chiêng có to, tiếng mới lớn”. Cũng tại lễ kỷ niệm, thay mặt hai đoàn đàm phán của VN, bà Nguyễn Thị Bình và ông Lưu Văn Lợi - nguyên cố vấn pháp lý của đoàn - đã được nhận quyết định của Chủ tịch nước về việc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ông Nguyễn Dy Niên (nguyên bộ trưởng Bộ Ngoại giao, thành viên đoàn đàm phán VN dân chủ cộng hòa): “Trong hòa bình càng cần bạn bè gấp bội” Ngoại giao trong thời bình như chiến sĩ trong thời chiến, luôn phải đi trước. Đối với những thách thức hiện nay của chúng ta, cần hết sức kiên định để giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đặt lợi ích của dân tộc mình lên trên hết, đồng thời không thể đứng một mình vì một mình là cô lập. Chúng ta luôn luôn cần tranh thủ tiếng nói chung: ta nói và được sự chia sẻ, ủng hộ. Dù thế và lực hiện nay của VN đã khá hơn trước rất nhiều, song nếu như trong chiến tranh chúng ta cần bạn bè như thế nào, thì trong hòa bình còn cần gấp bội. H.G. ghi |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận