![]() |
Cho sư tử con bú sữa |
Trong số 3 con sư tử nói trên chỉ có 1sư tử con được ra đời theo phương pháp tự nhiên, 3 con còn lại phải nhờ sự can thiệp bằng dao mổ của các bác sĩ thú y. Một sư tử con đã chết ngay khi chào đời bằng kỹ thuật sinh mổ.
Hiện nay, 3 sư tử con (một đực, hai cái) đang được các nhân viên của TCV cách ly và chăm sóc với chế độ đặc biệt.
“Đỡ đẻ” cho ca mổ đặc biệt này là ê-kíp TS, bác sĩ thú y Phan Việt Lâm, Mai Trường Xuân (bác sĩ thú y), Trần Đăng Trung (đội trưởng đội động vật), và công nhân nuôi thú Nguyễn Hữu Thiện. Trước đó một tuần, khi sư tử mẹ có dấu hiệu chuyển dạ, ê-kip này đã phải trực chiến 24/24 vì khả năng chống chọi, chịu đựng tử mẹ với những điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên kém. Bà Lương hy vọng, lứa sư tử mới này sẽ khỏe mạnh và sinh sản tốt vì Đức (sư tử bố) có “quốc tịch ngoại quốc”.
Khó khăn lớn nhất của TCV Sài Gòn hiện nay là duy trì sự sống của những sư tử con (điều đã không làm được với chú sư tử tên May vừa mới chết). Vì vậy, ngay từ khi sư tử mẹ bất tỉnh, các nhân viên của sở thú đã vắt những giọt sữa đầu tiên nhằm tăng cường sức đề kháng cho chúng. Mặt khác, khâu chăm sóc cho sư tử đang vấp phải nhiều khó khăn vì phải tìm loại sữa có hàm lượng đạm tương đương với sữa sư tử mẹ. Loại sữa này tại Việt Nam chưa có.
Hiện TCV phải dùng sữa dành cho trẻ em sơ sinh, kết hợp với trứng để mớm cho sư tử con. Tuy nhiên, do tình hình lây nhiễm dịch gia cầm đang diễn biến phức tạp nên tìm đủ số trứng đã qua kiểm dịch để cung cấp cho chúng cũng là một bài toán khó.
Bà Lương cũng cho biết, trước mắt sẽ không cho lứa sư tử con này tiếp xúc với du khách như đã từng làm với sư tử con tên May nhằm đảm bảo tính mạng cho chúng. Mina là con của sư tử Tony (cũng là mẹ của May). Tên của lứa sư tử đợt này được gọi theo tập quán của người dân Nam bộ: “bác” Hai, “cô” Ba, “cô” Tư.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận