26/06/2014 22:24 GMT+7

3 nhà khoa học Việt vào tốp "có ảnh hưởng nhất thế giới"

QUỲNH TRUNG
QUỲNH TRUNG

TTO - Thomson Reuters, công ty truyền thông có trụ sở ở New York (Mỹ), vừa mới công bố danh sách 3.200 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014, trong đó có ba người Việt.

ovxkR6q0.jpgPhóng to
GS Đàm Thanh Sơn (bìa phải) trao đổi với GS David J.Gross (bìa trái), giải Nobel vật lý năm 2004, bên lề hội nghị Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 9, năm 2013 tại TP Quy Nhơn (Bình Định) - Ảnh: Trường Đăng

Đó là giáo sư Đàm Thanh Sơn, giảng dạy tại ĐH Chicago (Mỹ), giáo sư Nguyễn Sơn Bình tại Đại học Northwestern (Mỹ), và phó giáo sư Nguyễn Xuân Hùng, hiện đang công tác ở Trường ĐH Khoa học tự nhiên thuộc ĐH Quốc gia TP. HCM.

Thomson Reuters cho biết trong bản thông cáo rằng các nhà khoa học này được vinh danh vì các công trình nghiên cứu và bài viết của họ đã gây tác động sâu rộng trên toàn thế giới và được giới khoa học đánh giá là quan trọng và hữu ích trong lĩnh vực nghiên cứu của họ.

Để chọn lọc ra danh sách này, các nhà phân tích của Thomson Reuters đã tốn hơn 11 năm từ 2002 đến 2012 để nghiên cứu tài liệu. Theo đó, công trình của các nhà khoa học trên nằm trong top 1% các tài liệu được trích dẫn nhiều nhất trong năm mà công trình và bài viết của họ được xuất bản.

GS Đàm Thanh Sơn (quê quán Bắc Ninh) sinh năm 1969 tại Hà Nội. Năm 1984, Đàm Thanh Sơn đoạt huy chương vàng tại kỳ thi Olympic toán quốc tế với số điểm tuyệt đối 42/42. Ông theo học ĐH Tổng hợp quốc gia Matxcơva và nhận bằng tiến sĩ vật lý tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Matxcơva, Liên bang Nga năm 1995.

Trước khi trở thành GS của ĐH Chicago danh tiếng vào tháng 9-2012, GS Đàm Thanh Sơn trải qua nhiều năm nghiên cứu sau tiến sĩ và làm GS ở ĐH Washington, Viện Công nghệ Massachusetts, ĐH Columbia, Hoa Kỳ...

Trong khi đó giáo sư Nguyễn Sơn Bình hiện đang là giảng viên hóa học tại ĐH Northwestern (Mỹ). Ông nhận bằng cử nhân hóa học từ trường ĐH quốc gia Pennsylvania (Mỹ) năm 1990. Sau đó, GS Bình nhận bằng tiến sĩ ở Viện Công nghệ California.

Và cái tên bất ngờ nhất là phó giáo sư Nguyễn Xuân Hùng, hiện đang công tác tại trường ĐH Khoa học tự nhiên chuyên ngành tính toán cơ học.

Ông học ở ĐH Khoa học Tự nhiên ngành Toán – Cơ từ năm 1996 đến năm 2009, sau đó tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Cơ học môi trường liên tục ở ĐH Liege Belgium (Bỉ) năm 2003. Ông nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Cơ học tính toán cũng tại ĐH Liege Belgium năm 2008.

Lĩnh vực nghiên cứu của GS Hùng bao gồm: Phương pháp Phần tử hữu hạn nới rộng trong Khoa học - Kỹ thuật, các phương pháp không lưới, và phương pháp đẳng hình học trong cơ học.

QUỲNH TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên