Phóng to |
Ông mất năm 1898 để lại một di sản khoảng 100 trước tác về: lịch sử, địa lý, văn học… Đặc biệt, còn nhiều bản thảo chép tay rất tỉ mỉ, công phu mà tình cờ người viết bài này có được một cuốn viết dưới dạng bút ký khoa học bằng tiếng Pháp, tiếng Trung và tiếng Việt. Trong trang đầu tiên ghi năm 1873-1874, có chữ ký của Trương Vĩnh Ký.
Xem cuốn sách thật lý thú vì có chỗ viết rất sâu về cây tre, lũy tre VN từ loại tre xanh để đan lát cho đến loại tre vàng có mấu lớn để làm ba-toong… Trong sách còn có chỗ tả về Chợ Quán, Sài Gòn.
Sách nay đã ố vàng, giấy giòn như bánh tráng khô, đụng đâu gãy đấy, mà chủ nhân của cuốn sách chưa biết bảo quản bằng cách nào. Nhìn những hàng chữ người xưa dòng dòng đều tăm tắp, đang mờ dần đi cùng năm tháng, có chỗ không đọc được nữa mà thấy bâng khuâng chạnh lòng, xót ruột.
Theo GS-TS triết học, văn học Nguyễn Văn Trung trong Trương Vĩnh Ký- Nhà văn hóa (NXB Hội Nhà văn - 1993), có rất nhiều tài liệu chép tay của Trương Vĩnh Ký viết bằng bút sắt, mực đen trên giấy học trò (kể cả ở Thư viện Khoa học Xã hội Việt Nam (Hà Nội), nhà lưu niệm Trương Vĩnh Ký (Trần Hưng Đạo) bên trong chữ nhòe, giấy rách, không đọc được, có tập bị mối mọt, lủng nhiều chỗ… Chẳng hiểu rồi bao nhiêu tâm huyết, trí tuệ hơn người của một nhà bác học tài ba liệu còn ai quan tâm?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận