100 ngày hoạt động của Ban Hiệu suất chính phủ Mỹ: Hiệu quả ít, hỗn loạn nhiều

Hãng tin Reuters đưa tin Ban Hiệu suất chính phủ Mỹ (DOGE), do tỉ phú Elon Musk đứng đầu, gây ra nhiều hỗn loạn trong suốt 100 ngày vừa qua, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan liên bang và người dân Mỹ.

100 ngày hoạt động của Ban Hiệu suất chính phủ Mỹ: Hiệu quả ít, hỗn loạn nhiều - Ảnh 1.

Một người đàn ông xịt sơn phản đối Ban Hiệu suất chính phủ Mỹ (DOGE) do tỉ phú Elon Musk lãnh đạo tại một phòng trưng bày Tesla ở New York, Mỹ ngày 22-4 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters ngày 25-4, sau 100 ngày hoạt động, Ban Hiệu suất chính phủ Mỹ (DOGE) - do tỉ phú Elon Musk đứng đầu theo chỉ đạo của Tổng thống Mỹ Donald Trump - đã gây ra nhiều rối loạn hơn là hiệu quả.

Dù được thành lập với mục tiêu cắt giảm chi phí và tinh gọn bộ máy, nhiều chính sách của DOGE lại khiến hệ thống trở nên kém hiệu quả hơn.

Theo điều tra của Reuters, có ít nhất 20 trường hợp tại 14 cơ quan cho thấy các chính sách của DOGE dẫn đến hậu quả nghiêm trọng: tắc nghẽn chuỗi cung ứng, trì trệ trong việc ra quyết định, chi phí tăng cao, nhân sự cấp cao phải làm các công việc vặt, cùng tình trạng chảy máu chất xám trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Nhiều cơ quan chính phủ rơi vào tình trạng hỗn loạn khi hệ thống máy tính hư hỏng, nhân viên mới không đủ năng lực thay thế người có kinh nghiệm, khiến thời gian xử lý hồ sơ kéo dài và ảnh hưởng trực tiếp đến người dân Mỹ.

Đáng chú ý, những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi DOGE là các đối tượng nhận viện trợ nước ngoài, khi Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) bị buộc dừng hơn 80% các chương trình nhân đạo và gần như toàn bộ nhân sự của cơ quan này bị sa thải.

DOGE cũng đã hủy gần 500.000 thẻ tín dụng chính phủ để siết chặt chi tiêu, khiến việc mua các nhu yếu phẩm cơ bản trở nên khó khăn và tốn kém hơn. Ví dụ, một nhà khoa học phải mất cả tháng chờ phê duyệt để mua đá khô bảo quản mẫu nghiên cứu - việc trước đây chỉ cần mua ở siêu thị lân cận.

Thậm chí, những cá nhân và đơn vị từng có thành tích tiết kiệm ngân sách cũng bị đưa vào tầm ngắm. Điển hình như nhóm công nghệ 18F (từng giúp Bộ Quốc phòng Mỹ tiết kiệm 500 triệu USD) và 17 tổng thanh tra chuyên giám sát lãng phí ngân sách (từng truy thu 14,5 tỉ USD về cho ngân khố liên bang) đều đã bị giải thể hoặc sa thải.

Chính quyền Mỹ khẳng định DOGE đã giúp tiết kiệm đến 160 tỉ USD, tuy nhiên nhiều ý kiến hoài nghi vì các con số này chưa được kiểm chứng độc lập. Trang web chính thức của DOGE cũng thường xuyên gặp lỗi và phải chỉnh sửa nhiều lần.

Mới đây, ông Elon Musk đã xác nhận sẽ rút khỏi vai trò điều hành DOGE toàn thời gian để tập trung xử lý tình hình doanh thu đang lao dốc của hãng xe điện Tesla.

Dù động thái này có thể khiến tương lai của DOGE trở nên mờ mịt, các chuyên gia cho rằng các biện pháp cắt giảm chi tiêu vẫn sẽ tiếp tục - bất chấp thiệt hại mà chúng gây ra.

100 ngày hoạt động của Ban Hiệu suất chính phủ Mỹ: hiệu quả thì ít, hỗn loạn thì nhiều - Ảnh 3.Ông Elon Musk giảm thời gian làm việc cho ông Trump để tập trung làm ăn

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố sẽ giảm đáng kể thời gian dành cho chính quyền Tổng thống Trump để tập trung điều hành việc kinh doanh, vốn sa sút nặng từ đầu năm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: DOGE Elon musk chính phủ