Phóng to |
Một người đàn ông đứng giữa bãi rác thải điện tử Agbogbloshie (Ghana). Ảnh: AfrikaRecycled |
"Hút bụi" thủ đô Bắc KinhÔ nhiễm không khí, nguyên nhân hàng đầu gây ung thư
Cùng với danh sách trên, cơ quan giám sát môi trường có trụ sở tại Mỹ Blacksmith Institute và Hội Chữ thập xanh Thụy Sĩ cũng đưa ra cảnh báo hàng trăm triệu người trên khắp thế giới có nguy cơ bị ô nhiễm từ các chất thải độc hại trong đó có rác thải điện tử từ châu Âu.
“Chúng tôi ước tính rằng sức khỏe của hơn 200 triệu người đang bị ô nhiễm đe dọa ở các nước đang phát triển” – AFP dẫn lời lãnh đạo Blacksmith Institute Richard Fuller cho hay.
Danh sách các nơi ô nhiễm nhất thế giới được lập dựa trên hơn 2.000 báo cáo đánh giá nguy cơ ô nhiễm của các khu vực thuộc 49 quốc gia. Danh sách lần này có nhiều sự thay đổi so với lần công bố năm 2007.
Đặc biệt, Blacksmith Institute không xếp hạng 10 địa điểm này.
Trong số những cái tên lần đầu góp mặt vào danh sách này có Agbogbloshie, bãi rác thải điện tử lớn thứ hai ở Tây Phi nằm ở thủ đô Accra của Ghana.
Báo cáo cho biết mỗi năm Ghana nhập khẩu khoảng 215.000 tấn đồ điện tử đã qua sử dụng, chủ yếu từ Tây Âu. Con số này được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020.
Các bãi rác thải điện tử là nguồn ô nhiễm cực lớn bởi việc đốt các dây cáp để lấy lõi đồng bên trong sẽ thải ra nhiều khói độc vì bên trong các có nhiều kim loại nặng, bao gồm cả chì.
Xét nghiệm trên các mẫu đất xung quanh bãi rác Agbogbloshie cho thấy mức độ nhiễm kim loại độc cao gấp 45 lần so với mức cho phép, theo báo cáo.
“Điểm đen” ô nhiễm
Những nơi ô nhiễm lần đầu lọt vào danh sách khác gồm lưu vực sông Citarum ở Tây Java (Indonesia), khu vực có 9 triệu dân và 2.000 nhà máy.
Trong khi người dân địa phương vẫn đang dùng nước sông để sinh hoạt và tưới các ruộng lúa, nguồn nước này đã bị ô nhiễm nặng nề với hàm lượng nhôm, mangan và chì vượt mức cho phép.
Xét nghiệm nguồn nước mà người dân dùng để uống cho thấy hàm lượng chì vượt đến 1.000 lần so với tiêu chuẩn Mỹ, báo cáo cho hay.
Một khu vực khác cũng ở Indonesia, vùng Kalimantan trên đảo Borneo, cũng có mặt trong danh sách vì nhiều người vẫn còn dùng thủy ngân để chiết xuất vàng tại các mỏ vàng quy mô nhỏ ở đây.
Các điểm đen khác gồm Hazaribagh (Bangladesh), nơi tập trung phần lớn các xưởng thuộc da ở quốc gia này. Các cơ sở này thải ra khoảng 22.000 mét khối chất thải độc hại, bao gồm cả chất gây ung thư hexavalent chromium, vào sông Buriganga, nguồn nước quan trọng của thủ đô Dhaka.
Những địa điểm còn lại gồm đồng bằng sông Niger (Nigeria), lưu vực sông Matanza-Riachuelo (Argentina) và các gương mặt cũ từ danh sách công bố năm 2007: Chernobyl (Ukraine) và Kabwe (Zambia).
Các khu vực ô nhiễm ở Ấn Độ và Trung Quốc chiếm phần lớn danh sách cách đây sáu năm, nhưng hai quốc gia này đã thoát khỏi danh sách đen năm nay.
“Rõ ràng đã có những hành động mạnh mẽ để dọn dẹp ô nhiễm ở Ấn Độ và Trung Quốc” – ông Hanrahan bình luận.
10 nơi ô nhiễm nhất thế giới năm 2013 (không xếp hạng): Agbogbloshie, Ghana Chernobyl*, Ukraine Sông Citarum, Indonesia Dzershinsk*, Nga Hazaribagh, Bangladesh Kabwe*, Zambia Kalimantan, Indonesia Matanza Riachuelo, Argentina Đồng bằng sông Niger, Nigeria Norilsk*, Nga * có trong danh sách năm 2006, 2007 |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận