12/09/2017 16:21 GMT+7

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tổn thương tủy sống

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Việc duy trì tình trạng dinh dưỡng được xem là một nhân tố quan trọng trong việc cải thiện tiến trình phát triển của bệnh ở những bệnh nhân tổn thương tủy sống.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tổn thương tủy sống - Ảnh 1.

Đối với những người ngồi trên xe lăn, một chế độ ăn kiêng dinh dưỡng có thể phòng ngừa được tất cả các vấn đề từ chứng rối loạn về ruột đến các bệnh về tim mạch.

 Đối với những người vừa mới bị chấn thương, việc ăn uống tốt sẽ giúp nhanh hồi phục sức khỏe và chống nhiễm trùng. Người tổn thương tủy sống cũng có khuynh hướng dễ mắc các bệnh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng như đái tháo đường và các bệnh tim mạch.

Lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ thay đổi tùy theo tuổi, giới tính và thói quen của từng người. Việc hấp thụ chất dinh dưỡng hàng ngày có thể trong khoảng từ 1.000 calories cho những người ít vận động và hơn 3.000 calories cho những người năng vận động. Càng lớn tuổi, lượng calories cần cho cơ thể càng ít đi.

Nhìn chung, người tổn thương tủy sống nên thực hiện chế độ ăn với lượng calorie thấp. Cụ thể:

- Người đang trong giai đoạn ổn định và phục hồi cần 23,4 kcal/kg/ngày.

- Người liệt tứ chi: 22,7 kcal/kg/ngày.

- Người liệt hạ chi: 27,9 kcal/kg/ngày.

Người tổn thương tủy sống cần nhiều chất đạm bởi vì họ dễ bị mất dần chất nitơ. Tỷ lệ bài tiết chất Albumin tăng dần ở người liệt hạ chi, việc mất chất đạm qua những vết loét liên quan trực tiếp đến mức độ lớn nhỏ của vết loét. 

Lượng chất đạm hấp thụ được khuyên là 1,5 đến 2gr/kg/ngày. Các nguồn chất đạm từ cá, trứng, sữa… sẽ tăng hiệu quả hấp thu hơn cho người bệnh so với những chất đạm từ thực vật.

Nhu cầu đối với các loại vitamin và các khoáng chất, người bệnh cần khoảng 25.000 IU vitamin mỗi ngày. Tránh ăn quá nhiều vì như thế cơ thể người bệnh không thể duy trì sự trao đổi chất của tế bào, làm tăng nguy cơ tử vong.

Một vài nghiên cứu cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng bắt đầu xảy ra một vài ngày sau khi bệnh nhân nhập viện. 

Nếu bệnh nhân có thể ăn bằng miệng được thì cần hạn chế việc cho ăn thông qua đường ống vì sẽ gây cản trở việc vận động của bệnh nhân dẫn đến việc gia tăng các vết loét, đi tiêu không tự chủ… khiến tình trạng bệnh nhân xấu hơn.

Nói tóm lại, ở những bệnh nhân tổn thương tủy sống, nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao. Chính vì vậy, trong công tác điều trị cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, thay đổi phương pháp chăm sóc dinh dưỡng cho thích hợp với nhu cầu của bệnh nhân, điều trị chuyên môn sớm kết hợp phương pháp điều trị vật lý trị liệu thường xuyên, tích cực nhằm cải thiện tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên